Sàng lọc là việc sử dụng các xét nghiệm hoặc kiểm tra để phát hiện ra bệnh ở những người không có triệu chứng. X-quang ngực thường xuyên đã được nghiên cứu có thể giúp ích cho sàng lọc ung thư phổi, nhưng chúng không giúp tăng tỷ lệ sống ở người bệnh. Trong những năm gần đây, một xét nghiệm được gọi là chụp CT (CAT scan) hoặc chụp CT liều thấp (LDCT) đã được nghiên cứu ở những người có cao nguy cơ mắc ung thư phổi. Chụp CT liều thấp (LDCT) có thể giúp tìm thấy các khu vực bất thường trong phổi (có thể là ung thư). Nghiên cứu đã cho thấy việc chụp CT liều thấp (LDCT) để sàng lọc ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh đã gia tăng tỷ lệ sống của người bệnh hơn so với chụp X-quang ngực. Đối với những người có nguy cơ cao hơn, việc chụp CT liều thấp (LDCT) hàng năm trước khi các triệu chứng xuất hiện giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi.
Lý do mọi người nên sàng lọc ung thư phổi
Tại Hoa Kỳ, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai ở cả nam giới và nữ giới. Căn bệnh này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư.
Nếu ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm hơn, khi khối u còn nhỏ và trước khi nó lan rộng, thì có nhiều khả năng ung thư phổi được điều trị thành công.
Thông thường các triệu chứng ung thư phổi không xuất hiện cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Ngay cả khi ung thư phổi không gây ra các triệu chứng, nhiều người cũng có thể nhầm lẫn căn bệnh này với các vấn đề khác, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng lâu dài từ việc hút thuốc. Và điều này có thể trì hoãn việc chẩn đoán bệnh.
Hiện tại, những người hút thuốc thường xuyên và đã từng hút thuốc (trước đây) đều có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.
Hướng dẫn sàng lọc ung thư phổi của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đã đưa ra hướng dẫn sàng lọc ung thư phổi cho những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi dựa trên nghiên cứu tầm soát ung thư quốc gia (National Lung Screening Trial) (được mô tả dưới đây). ACS khuyến nghị sàng lọc ung thư phổi hàng năm bằng chụp CT liều thấp (LDCT) cho những người từ 55 đến 74 tuổi, có sức khỏe khá tốt và cũng đáp ứng các điều kiện sau:
- Là những người đang hút thuốc (hiện tại) hoặc người hút thuốc đã bỏ thuốc trong 15 năm qua (đã từng hút thuốc).
- Có ít nhất 30 năm hút thuốc (lịch sử hút thuốc). (Để tính được số liệu này bạn hãy lấy số năm bạn hút thuốc nhân với số lượng thuốc lá mỗi ngày. Ví dụ: một người hút 2 gói mỗi ngày trong 15 năm [2 x 15 = 30] thì sẽ có 30 năm hút thuốc. Nếu một người hút 1 gói mỗi ngày trong 30 năm [1 x 30 = 30] cũng có 30 năm hút thuốc.)
- Nhận tư vấn để bỏ hút thuốc nếu họ là những người đang hút thuốc (hiện tại).
- Đã được bác sĩ nói về những lợi ích, giới hạn và tác hại của việc sàng lọc với chụp CT liều thấp (LDCT).
- Tìm kiếm một bệnh viện hoặc trung tâm điều trị có uy tín nơi họ có thể nhận được sàng lọc và điều trị ung thư phổi.
Lợi ích của sàng lọc ung thư phổi
Lợi ích chính của sàng lọc ung thư phổi là giảm nguy cơ tử vong (những người hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc chiếm tỷ lệ tử vong cao ở ung thư phổi). Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nhận thức được loại sàng lọc nào phù hợp với bạn, bởi vì không phải ai được sàng lọc cũng sẽ nhận được lợi ích từ chúng. Sàng lọc với chụp CT liều thấp (LDCT) có thể không tìm ra được tất cả các dạng bệnh ung thư phổi và không thể phát hiện sớm bệnh.
Ngay cả khi ung thư được phát hiện bằng cách sàng lọc, bạn vẫn có thể tử vong vì ung thư phổi. Ngoài ra, chụp CT liều thấp (LDCT) cũng thường tìm thấy những vấn đề hóa ra không phải là ung thư, tuy nhiên phải được kiểm tra thêm với nhiều xét nghiệm hơn để tìm ra chúng là gì. Bạn có thể cần chụp CT nhiều lần, hoặc các phương pháp xâm lấn hơn chẳng hạn như sinh thiết phổi (một mảnh mô phổi được lấy ra bằng kim hoặc trong khi phẫu thuật). Những xét nghiệm này có thể đem đến những rủi ro nhất định..
Nếu bạn có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, bác sĩ có thể giải thích nguy cơ của bạn và cách hướng dẫn sàng lọc ung thư phổi do ACS áp dụng cho bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể nói chuyện với bạn về những gì xảy ra trong quá trình sàng lọc và những nơi tốt nhất để làm xét nghiệm sàng lọc hàng năm. Sàng lọc ung thư phổi thường được bảo hiểm và nhiều chương trình bảo hiểm y tế tư nhân. Nhóm điều trị cũng có thể giúp bạn tìm hiểu loại bảo hiểm mà bạn đang sử dụng có được hỗ trợ cho sàng lọc hay không.
Sàng lọc chỉ nên được thực hiện tại các bệnh viện và trung tâm xét nghiệm có loại máy chụp CT hiện đại, phù hợp và có nhiều kinh nghiệm về chụp CT liều thấp (LDCT) trong sàng lọc ung thư phổi. Ngoài ra bệnh viện và trung tâm xét nghiệm cũng nên có một đội ngũ chuyên gia có thể cung cấp cho bệnh nhân sự điều trị và theo dõi kịp thời nếu có kết quả bất thường trên hình ảnh chụp. Đôi khi bệnh viện hoặc các trung tâm xét nghiệm không ở gần nơi bạn sinh sống, vì thế hãy cố gắng tìm kiếm những nơi thuận tiện với lịch trình của bạn để có thể thực hiện được sàng lọc.
Nếu bạn có nguy mắc bệnh cao hơn, bạn nên kiểm tra định kỳ hằng năm, như chụp CT liều thấp (LDCT) mỗi năm cho đến khi bạn 74 tuổi, miễn là bạn vẫn có sức khỏe tốt.
Nếu bạn đang hút thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những chuyên gia khác về những biện pháp cai thuốc lá. Họ sẽ là người cung cấp thông tin về nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và giới thiệu cho bạn đến những chương trình cai thuốc lá. Bằng cách bỏ thuốc lá, những người hút thuốc mới có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và chết vì ung thư phổi.
Cụm từ "sức khỏe khá tốt thường" có nghĩa là gì?
Sàng lọc có nghĩa là tìm thấy ung thư ở những người không có triệu chứng của bệnh. Hoặc những người đã xảy ra các triệu chứng có thể là do ung thư phổi, và cần được thực hiện các xét nghiệm như chụp CT để tìm ra nguyên nhân cơ bản, trong một số trường hợp có thể là ung thư. Tuy nhiên loại xét nghiệm này là để chẩn đoán và không giống như sàng lọc. Một số triệu chứng có thể xảy ra của ung thư phổi khiến mọi người tránh xa nghiên cứu tầm soát ung thư quốc gia (National Lung Screening Trial - NLST) là ho ra máu và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Để nhận được nhiều lợi ích nhất từ sàng lọc, bệnh nhân cần phải có sức khỏe tốt. Ví dụ: họ có khả năng thực hiện phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác nhằm nỗ lực chữa ung thư phổi nếu phát hiện ra. Đối với những bệnh nhân đang điều trị liệu pháp oxy tại nhà có lẽ không thể chịu được thủ thuật cắt bỏ một phần phổi và do đó họ không phải là ứng cử viên để được sàng lọc. Còn ở những bệnh nhân có các vấn đề y tế nghiêm trọng khác tuổi thọ của họ sẽ bị rút ngắn hoặc khiến họ không được phẫu thuật, và có thể không nhận được nhiều lợi ích từ việc sàng lọc để giảm bớt những nguy cơ, do đó họ cũng không nên được sàng lọc.
Cấy kim loại trong ngực (như máy tạo nhịp tim) hoặc lưng (như que trong cột sống) có thể cản trở tia X và dẫn đến hình ảnh CT của phổi kém chất lượng. Những người có các loại cấy ghép này cũng bị loại khỏi nghiên cứu tầm soát ung thư quốc gia (NLST), và do đó không được kiểm tra bằng chụp CT cho bệnh ung thư phổi theo hướng dẫn của ACS.
Nếu có gì bất thường được tìm thấy trong quá trình sàng lọc
Đôi khi các xét nghiệm sàng lọc sẽ phát hiện thấy một cái gì đó bất thường trong phổi hoặc các khu vực gần đó có thể là ung thư. Hầu hết những phát hiện bất thường này hóa ra không phải là ung thư, tuy nhiên việc cần phải thực hiện thêm chụp CT hoặc các xét nghiệm khác để đảm bảo là điều cần thiết. Một số xét nghiệm này được mô tả trong bài viết Các xét nghiệm về Ung thư phổi.
Chụp CT phổi đôi khi cũng có thể cho thấy các vấn đề ở các cơ quan khác (chỉ xảy ra trong lúc quan sát của kiểm tra). Bác sĩ sẽ thảo luận về bất kỳ phát hiện nào như vậy với bạn nếu chúng được tìm thấy.
Nghiên cứu tầm soát ung thư quốc gia
Nghiên cứu tầm soát ung thư quốc gia (NLST) là một thử nghiệm lâm sàng lớn được thực hiện để xem xét việc sử dụng chụp CT liều thấp (LDCT) của ngực để sàng lọc ung thư phổi. Chụp CT ngực cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với chụp X-quang ngực và tốt hơn trong việc tìm kiếm các khu vực bất thường nhỏ trong phổi. Chụp CT liều thấp (LDCT) sử dụng lượng phóng xạ thấp hơn so với chụp CT ngực tiêu chuẩn và không cần sử dụng chất tương phản có thể được đưa vào tĩnh mạch (IV).
Nghiên cứu tầm soát ung thư quốc gia (NLST) đã so sánh chụp CT liều thấp (LDCT) của ngực với chụp X-quang ngực ở những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi để xem liệu những lần kiểm tra này có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi hay không. Nghiên cứu bao gồm hơn 50.000 người ở độ tuổi từ 55 đến 74 là những người đang hút thuốc (hiện tại) hoặc đã từng hút thuốc (trước đây) và có sức khỏe khá tốt. Để được tham gia nghiên cứu, họ phải có ít nhất 30 năm hút thuốc (lịch sử hút thuốc).
Đối với những người đã từng hút thuốc (trước đây) cũng có thể tham gia vào nghiên cứu nếu họ đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua. Tuy nhiên đối tượng tham gia nghiên cứu không bao gồm những người có tiền sử ung thư phổi hoặc các triệu chứng ung thư phổi, hoặc nếu họ đã bị cắt bỏ một phần phổi, đang điều trị bằng liệu pháp oxy tại nhà (để giúp họ thở), hay có vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Những người tham gia trong nghiên cứu đã thực hiện 3 lần chụp CT liều thấp (LDCT) hoặc 3 lần chụp X-quang ngực, mỗi lần cách nhau một năm, để tìm kiếm những khu vực bất thường trong phổi có thể là ung thư. Sau vài năm, nghiên cứu cho thấy những người được chụp CT liều thấp (LDCT) có nguy cơ tử vong do ung thư phổi thấp hơn 20% so với những người chụp X-quang ngực. Mặt khác, họ cũng có khả năng tử vong thấp hơn 7% (vì bất kỳ nguyên nhân nào) so với những người chụp X-quang ngực.
Sàng lọc với chụp CT liều thấp (LDCT) cũng cho thấy có một số nhược điểm cần được xem xét
Một nhược điểm của kiểm tra này là nó cũng tìm thấy rất nhiều điều bất thường phải là ung thư, vì thể việc được kiểm tra thêm với nhiều xét nghiệm hơn là cần thiết. (Khoảng 1 trong 4 người trong Nghiên cứu tầm soát ung thư quốc gia có kết quả như vậy.) Điều này có thể dẫn đến các xét nghiệm bổ sung như chụp CT khác hoặc các xét nghiệm xâm lấn hơn như sinh thiết kim hoặc thậm chí phẫu thuật để loại bỏ một phần phổi ở một số trường hợp. Đôi khi những xét nghiệm này cũng có thể dẫn đến các biến chứng (như phổi bị xẹp) hoặc có thể gây tử vong (hiếm khi xảy ra), ngay cả ở những người không bị ung thư (hoặc bị ung thư giai đoạn rất sớm).
Chụp CT liều thấp (LDCT) phải sử dụng một lượng phóng xạ nhỏ với mỗi lần kiểm tra. Nó ít hơn liều từ chụp CT tiêu chuẩn, tuy nhiên nó nhiều hơn liều từ chụp X quang ngực. Điều đó có nghĩa là đối với sau khi thực hiện chụp CT liều thấp (không phát hiện ung thư) được yêu cầu kiểm tra thêm bằng chụp CT, sẽ tiếp xúc với nhiều bức xạ hơn. Điều này có thể khiến một số người mắc ung thư vú, phổi hoặc tuyến giáp sau này.