Danh mục

Nguyên nhân gây ung thư phổi?

Nguyên nhân gây ung thư phổi?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra từng trường hợp ung thư phổi vẫn chưa được xác định. Nhưng nhiều yếu tố nguy cơ của các dạng ung thư phổi đã được tìm thấy (xem thêm thông tin ở bài viết Yếu tố nguy cơ ung thư phổi) và cách chúng khiến các tế bào trở thành ung thư.

Hút thuốc

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Khoảng 80% trường hợp tử vong ung thư phổi là do hút thuốc, và nhiều trường hợp khác mắc bệnh là do tiếp xúc với khói thuốc lá.

Hút thuốc lá rõ ràng là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với ung thư phổi, nhưng chúng thường tương tác với các yếu tố khác. Ví dụ: Những người hút thuốc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ (đã được xác định) khác như Radon và Amiăng đều có nguy cơ cao bị bệnh. Tuy nhiên không phải ai hút thuốc cũng bị ung thư phổi, vì vậy các yếu tố khác như di truyền cũng có thể đóng vai trò dẫn đến căn bệnh này (xem bên dưới).

Nguyên nhân ở người không hút thuốc

Không phải tất cả những người bị ung thư phổi đều là những người hút thuốc. Ví dụ: Nhiều bệnh nhân ung thư phổi là những người đã từng hút thuốc trước đây, nhưng nhiều trường hợp khác mắc bệnh có thể họ chưa bao giờ hút thuốc. Mặc dù rất hiếm khi một người chưa bao giờ hút thuốc lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), tuy nhiên điều này vẫn có thể xảy ra. 

Ung thư phổi ở những người không hút thuốc có thể là do tiếp xúc với khí Radon, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc các yếu tố khác. Phơi nhiễm hóa chất độc hại nơi làm việc như Amiăng, khí thải Diesel hoặc một số hóa chất khác cũng có thể gây ung thư phổi ở một số người không hút thuốc.

Một phần nhỏ trường hợp ung thư phổi xảy ra ở những người không có yếu tố nguy cơ về căn bệnh này. Đó có thể là các sự kiện ngẫu nhiên mà không có nguyên nhân bên ngoài, nhưng một số khác có thể là do các yếu tố mà chúng ta chưa biết.

Ung thư phổi ở những người không hút thuốc thường khác với ở những người hút thuốc. Bởi vì bệnh có xu hướng xảy ra ở những người trẻ tuổi hơn và thường có những thay đổi gen nhất định khác với những khối u được tìm thấy ở những người hút thuốc. Trong một số trường hợp, những thay đổi gen này có thể được sử dụng để hướng dẫn điều trị.

Thay đổi gen có thể dẫn đến ung thư phổi

Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ ung thư phổi có thể gây ra những thay đổi nhất định trong DNA của các tế bào phổi như thế nào. Những thay đổi này có thể dẫn đến sự tăng trưởng tế bào bất thường và đôi khi là ung thư. DNA là hóa chất trong các tế bào tạo nên gen của chúng ta, điều khiển cách thức các tế bào hoạt động. DNA, xuất phát từ cả cha và mẹ của chúng ta, ảnh hưởng nhiều hơn đến bề ngoài của chúng ta. Ngoài ra, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển một số bệnh nhất định, bao gồm một số dạng ung thư.
 
Một số gen giúp kiểm soát khi các tế bào phát triển, phân chia để tạo ra các tế bào mới và tế bào chết:

  • Các gen giúp các tế bào phát triển, phân chia hoặc tồn tại được gọi là gen sinh ung.
  • Các gen giúp kiểm soát sự phân chia tế bào hoặc khiến các tế bào chết đúng lúc được gọi là gen ức chế khối u.

Ung thư có thể được gây ra bởi những thay đổi DNA bật các gen sinh ung (oncogenes) hoặc tắt gen ức chế khối u. Những thay đổi ở nhiều gen khác nhau thường là cần thiết để gây ung thư phổi.

Thay đổi gen di truyền

Một số người thừa hưởng đột biến DNA (thay đổi) từ cha mẹ của họ làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. Nhưng đột biến di truyền riêng biệt có thể không phải là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh ung thư phổi.

Tuy nhiên, các gen dường như đóng một vai trò trong một số gia đình có tiền sử ung thư phổi. Ví dụ: Những người thừa hưởng một số thay đổi DNA nhất định trong một nhiễm sắc thể cụ thể (nhiễm sắc thể 6) có nhiều khả năng phát triển ung thư phổi, ngay cả khi họ không hút thuốc hoặc chỉ hút một chút.

Một số người dường như di truyền giảm khả năng phá vỡ hoặc loại bỏ một số loại hóa chất gây ung thư trong cơ thể, chẳng hạn như những chất có trong khói thuốc lá. Điều này có thể khiến họ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.

Những người khác thừa hưởng các cơ chế sửa chữa DNA bị lỗi khiến nhiều khả năng họ sẽ kết thúc với những thay đổi DNA. Đặc biệt những người có enzyme sửa chữa DNA bất thường có thể dễ bị tổn thương trước các hóa chất và phóng xạ gây ung thư.

Một số ca bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLCs) tạo ra quá nhiều protein EGFR (xuất phát từ một gen EGFR bất thường). Sự thay đổi gen cụ thể này được tìm thấy thường xuyên hơn với ung thư phổi biểu mô tuyến ở phụ nữ trẻ châu Á, không hút thuốc, nhưng protein EGFR dư thừa cũng đã được tìm thấy trong hơn 60% ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) di căn.

Mặt khác các nhà nghiên cứu đang phát triển các xét nghiệm có thể giúp xác định những trường hợp như trên, nhưng các xét nghiệm này vẫn chưa được sử dụng thường xuyên. Hiện tại, các bác sĩ khuyên tất cả mọi người nên tránh khói thuốc lá và các phơi nhiễm khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Thay đổi gen

Những thay đổi gen liên quan đến ung thư phổi thường không phải do di truyền mà đến từ những vấn đề khác. Các đột biến được tìm thấy trong các tế bào phổi thường là do tiếp xúc với các yếu tố trong môi trường, chẳng hạn như hóa chất gây ung thư trong khói thuốc lá. Đôi khi một số thay đổi gen có thể chỉ là sự kiện ngẫu nhiên xảy ra bên trong một tế bào, mà không xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài.
 
Những thay đổi xảy ra ở một số gen nhất định, chẳng hạn như gen ức chế khối u RB1, được cho là rất quan trọng trong việc phát triển ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Những thay đổi xảy ra trong các gen ức chế khối u p16 và gen gây ung thư K-RAS, được cho là rất quan trọng trong việc phát triển ung thư không tế bào nhỏ (NSCLC). Hay những thay đổi trong gen ức chế khối u TP53 và nhiễm sắc thể 3 có thể được tìm thấy trong cả ung thư không tế bào nhỏ (NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Nhưng không phải tất cả các bệnh ung thư phổi đều có chung những thay đổi gen, do đó, rõ ràng có những thay đổi ở các gen khác chưa được tìm thấy.

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...