Aspirin có giúp ứng phó với một số dạng ung thư hay không?

Aspirin có giúp ứng phó với một số dạng ung thư hay không?

Thuốc aspirin liều thấp có thể cải thiện tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân đang chiến đấu chống lại ung thư đầu / cổ và phổi, trích dẫn thông tin từ hai nghiên cứu mới đây cho thấy.

Ở nghiên cứu đầu tiên, dữ liệu được xem xét trên 460 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy đầu và cổ (HNSCC - Head and neck squamous cell carcinoma) hoặc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC - Non-small cell lung cancer) giai đoạn đầu.

Và kết luận của nghiên cứu đầu tiên cho thấy, khi bệnh nhân dùng một loại thuốc chống viêm không steroid như aspirin liều thấp, cùng với xạ trị tiêu chuẩn hoặc hóa trị liệu, thì tỷ lệ sống sót thêm 5 năm đã tăng 8%. 

Còn ở nghiên cứu thứ hai tập trung vào 164 bệnh nhân trải qua hình thức xạ trị nghiêm ngặt, liều cao cho NSCLC. Trong số đó, 57% bệnh nhân dùng aspirin đạt mốc sống sót hai năm, so với 48% những bệnh nhân khác.

Cả hai nghiên cứu trên đều được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Anurag Singh, Giáo sư ung thư tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Roswell Park ở Buffalo, New York và đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư trị liệu xạ trị Hoa Kỳ ở Chicago. 

Qua đó nhóm nghiên cứu đặc biệt phấn khích khi thấy những bệnh nhân này sống lâu hơn mặc dù các loại thuốc chống viêm dường như không có tác động đến hiệu quả điều trị ung thư.

Những nghiên cứu này còn cung cấp và hỗ trợ thêm cho bệnh nhân một phương pháp điều trị đang phát triển chứng minh lợi ích của việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid, như aspirin, cho bệnh nhân ung thư.

Mặc dù việc thực hiện thêm các thử nghiệm lâm sàng là cần thiết để đưa ra khuyến nghị cuối cùng, nhưng nhóm nghiên cứu vẫn khuyến khích bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích tiềm năng của việc sử dụng aspirin.

“Ngoài ra sử dụng aspirin đúng liều có thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột già, thực quản, tuyến tiền liệt, buồng trứng, dạ dày, vòm họng và ung thư vú. Tuy nhiên, việc sử dụng aspirin quá liều có thể gây ra chảy máu dạ dày và một số tác dụng phụ khác.”

Theo thông tin từ Alan Mozes - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...