Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các phương pháp sàng lọc u nguyên bào thần kinh ở trẻ sơ sinh cũng như xem xét hiệu quả điều trị khi phát hiện bệnh sớm. Tầm soát bao gồm các xét nghiệm nhằm kiểm tra một bệnh cụ thể ở người không có triệu chứng. Một trong số các xét nghiệm trên là phân tích nước tiểu tìm hoạt chất do khối u tạo ra. (Để biết thêm thông tin, xem "Các xét nghiệm chẩn đoán u nguyên bào thần kinh").
Các nghiên cứu cho rằng việc sàng lọc u nguyên bào thần kinh không đem lại lợi ích cho bệnh nhân. Kiểm tra cho thấy trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã tìm thấy nhiều khối u không thể phát hiện theo cách thông thường. Hầu hết các khối u này tự biến mất hoặc phát triển thành u lành tính (không phải ung thư), do đó có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Sàng lọc không giúp giảm số lượng ung thư được phát hiện ở giai đoạn nặng hoặc cứu sống bệnh nhân.
Hơn nữa, việc phát hiện các khối u này, tuy không gây các vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể khiến bậc cha mẹ lo sợ, dẫn đến các cuộc kiểm tra và phẫu thuật không cần thiết ở trẻ em thuộc trường hợp trên.
Vì những lý do này, hầu hết các chuyên gia không khuyến khích tầm soát u nguyên bào thần kinh ở trẻ sơ sinh không có nguy cơ cao mắc bệnh.
Một số trường hợp hiếm, u nguyên bào thần kinh được tìm thấy trước khi sinh bằng siêu âm, xét nghiệm sử dụng sóng âm để tái tạo hình ảnh cơ quan bên trong thai nhi. Siêu âm được dùng để ước tính tuổi thai, dự đoán ngày sinh và tìm kiếm một số dị tật bẩm sinh phổ biến. Những cải tiến trong công nghệ siêu âm hoặc các xét nghiệm khác có thể giúp xét nghiệm tiền sản (trước khi sinh) chính xác hơn trong chẩn đoán bệnh này.
U nguyên bào thần kinh có thể phát hiện tình cờ trên trẻ không có triệu chứng thông qua các xét nghiệm sàng lọc. Những trường hợp này hầu hết có tiên lượng tốt, một số thậm chí không cần điều trị.
Nhưng đa số u nguyên bào thần kinh được phát hiện đầu tiên khi đưa trẻ đi khám các triệu chứng bất thường.