Danh mục

Những ảnh hưởng muộn, lâu dài của u nguyên bào thần kinh và cách điều trị

Những ảnh hưởng muộn, lâu dài của u nguyên bào thần kinh và cách điều trị

U nguyên bào thần kinh có thể gây ra các tác dụng phụ kéo dài. Hầu hết các tác dụng phụ này tùy thuộc vào cách điều trị, vị trí khối u và tuổi của trẻ. Đối với trẻ trải qua từ 3 loại điều trị trở lên (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,v.v.) có nguy cơ bị các tác dụng phụ về lâu dài. Để biết thêm thông tin, hãy xem "Tác dụng muộn trong điều trị ung thư ở trẻ".

Nhờ những tiến bộ y tế, hầu hết trẻ em điều trị u nguyên bào thần kinh có thể sống sót đến tuổi trưởng thành. Các bác sĩ biết rằng việc điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này, do đó, theo dõi sau điều trị cho đến khi trẻ trưởng thành được xem là cần thiết trong những năm gần đây.

Những bệnh nhân sau điều trị u nguyên bào thần kinh có nguy cơ mắc một số tác dụng muộn. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường ở trẻ, báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời nếu cần.

Sau điều trị, mỗi bệnh nhân sẽ có mỗi kế hoạch chăm sóc sau điều trị riêng cũng như được báo trước về những ảnh hưởng muộn có thể xảy ra. Kế hoạch mô tả rõ cách giám sát những vấn đề này ở trẻ. Không phải đứa trẻ nào cũng gặp phải tất cả các tác dụng này mà chỉ là có nguy cơ mắc phải, điều quan trọng là phát hiện sớm để điều trị phù hợp nếu có.

Một số tác dụng phụ sau điều trị u nguyên bào thần kinh:

  • Mất thính lực.
  • Các vấn đề về xương và cơ, như cong vẹo cột sống.
  • Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.
  • Các vấn đề liên quan đến tăng trưởng và phát triển.
  • Vấn đề sinh sản.
  • Vấn đề thần kinh.
  • Ung thư thứ phát, bao gồm cả bệnh bạch cầu.
  • Các vấn đề cảm xúc hoặc tâm lý.

Một số trường hợp hiếm gặp, ở trẻ bị u nguyên bào thần kinh, hiện các bác sĩ vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ tự tấn công mô thần kinh bình thường, dẫn đến trẻ mắc phải các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, hành vi hay tiếp thu chậm, phát triển cơ kém. Đây được gọi là hội chứng rung giật cơ (Opsoclonus - myoclonus syndrome).

Đối với trẻ có khối u vùng cổ hoặc ngực hoặc các vấn đề về mắt hoặc co giật cơ có thể cần được điều trị thêm bằng Corticosteroid, globulin miễn dịch qua đường tiêm tĩnh mạch (IVIG) hoặc các loại thuốc khác.

Hướng dẫn theo dõi dài hạn

Nhằm nâng cao nhận thức về tác dụng phụ cũng như cải thiện vấn đề chăm sóc trẻ sau điều trị, Tổ chức ung thư trẻ em (COG) đã đưa ra các hướng dẫn về cách theo dõi hậu quả lâu dài ở trẻ, từ đó lập kế hoạch chăm sóc cụ thể.

Để biết thêm thông tin, hãy hỏi bác sĩ về hướng dẫn chăm sóc theo dõi sau điều trị của Tổ chức ung thư trẻ em. Bạn cũng có thể tải miễn phí trên trang web www.survivorshipguidelines.org. Các hướng dẫn này được viết cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Phiên bản dành cho bệnh nhân cũng sẵn trên trang web (dưới dạng "Liên kết sức khỏe").

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...