Danh mục

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị u nguyên bào thần kinh

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị u nguyên bào thần kinh

Liệu pháp miễn dịch là một loại trị liệu sử dụng thuốc nhằm kích thích hệ miễn dịch, giúp nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Hiện nay, một số liệu pháp miễn dịch đang trong quá trình nghiên cứu tác dụng chống lại u nguyên bào thần kinh (một vài loại được mô tả trong "Những phát hiện mới trong nghiên cứu u nguyên bào thần kinh.").

Kháng thể đơn dòng, hay còn gọi là các protein miễn dịch nhân tạo, có khả năng tác động trên một mục tiêu cụ thể (chẳng hạn như gắn vào tế bào ung thư sau khi thuốc được tiêm vào cơ thể).

Ví dụ, Dinutuximab (Unituxin) gắn vào GD2, một chất được tìm thấy trên bề mặt nhiều tế bào của u nguyên bào thần kinh. Ngoài ra, kháng thể này có thể được phóng thích cùng với các cytokin (hormone của hệ miễn dịch) như GM-CSF và Interleukin-2 (IL-2) nhằm nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư. Hiện nay, loại kháng thể này được dùng trong các phương pháp điều trị thường quy, đặc biệt là sau cấy ghép tế bào gốc, ở nhiều trẻ em mắc bệnh u nguyên bào thần kinh có nguy cơ cao.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra:

  • Đau theo rễ dây thần kinh (đôi khi có thể nghiêm trọng).
  • Tràn dịch vào khoang cơ thể (dẫn đến hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sưng tấy gây khó thở).
  • Phản ứng dị ứng (có thể dẫn đến sưng đường thở, khó thở, hạ huyết áp).
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Nhiễm trùng.
Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...