Danh mục

Xạ trị bệnh bạch cầu ở trẻ em

Xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.

Xạ trị không phải lúc nào cũng cần thiết trong điều trị bệnh bạch cầu, nhưng có thể được sử dụng trong một số trường hợp nhất định:

  • Được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa di căn đến não hoặc tinh hoàn ở các bé trai. Trong trường hợp này, hóa trị thường được sử dụng nhiều hơn. 
  • Điều trị khối u chèn ép khí quản (hiếm). Hóa trị thường được sử dụng thay thế, vì cho tác dụng nhanh hơn.
  • Xạ trị toàn thân thường là một phần quan trọng của điều trị trước khi cấy ghép tế bào gốc (xem Hóa trị liều cao và Cấy ghép tế bào gốc).

Xạ trị được thực hiện như thế nào?

Trước khi bắt đầu điều trị, kỹ thuật viên sẽ tiến hành thực hiện các phép đo cẩn thận để tìm ra góc bắn chính xác nhằm điều chỉnh chùm bức xạ cũng như liều lượng thích hợp. Quá trình này được gọi là mô phỏng xạ trị, thường kết hợp với các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI.

Xạ trị tương tự chụp X-quang, nhưng sử dụng bức xạ mạnh hơn nhiều. Xạ trị không gây đau đớn, nhưng ở một số trẻ nhỏ hơn có thể cần được dùng thuốc an thần để đảm bảo giữ nguyên vị trí trong quá trình điều trị. Mỗi lần điều trị chỉ kéo dài vài phút, mặc dù thời gian thiết lập - đưa con bạn vào vị trí điều trị - thường mất nhiều thời gian hơn.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra

Các tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra phụ thuộc vào nơi phóng xạ được nhắm đến, bao gồm:

  • Biến đổi vùng da được thực hiện, giống cháy nắng.
  • Rụng tóc ở vùng điều trị.
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy (xạ trị vùng bụng).
  • Mệt mỏi.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Các tác dụng phụ lâu dài cũng có thể xảy ra và được mô tả trong Cuộc sống sau điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...