Danh mục

Bệnh bạch cầu ở trẻ em là bệnh gì?

Ung thư bắt đầu khi các tế bào trong cơ thể phát triển ngoài tầm kiểm soát. Tất cả tế bào trong cơ thể đều có thể phát triển ung thư. Để tìm hiểu thêm về ung thư và cơ chế phát triển bệnh, hãy xem Ung thư là gì? Để biết thông tin về sự khác biệt giữa ung thư ở trẻ em và ung thư ở người lớn, hãy xem Ung thư ở trẻ em.

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào có xu hướng biệt hóa thành các loại tế bào máu khác nhau. Thường gặp nhất là dạng phát triển từ các tế bào bạch cầu ban đầu, nhưng một số trường hợp có thể phát triển từ các loại tế bào máu khác.

Các loại bệnh bạch cầu ở trẻ em
Có nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau, chủ yếu dựa trên:

  • Bệnh cấp tính (phát triển nhanh) hoặc mãn tính (phát triển chậm).
  • Bắt nguồn từ tế bào dòng tủy hoặc tế bào lympho.

Việc xác định loại bệnh bạch cầu cụ thể mà trẻ mắc phải có thể giúp các bác sĩ dự đoán tốt hơn tiên lượng (triển vọng) của từng trẻ và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

Bệnh bạch cầu cấp tính
Hầu hết trường hợp là cấp tính. Bệnh thường diễn tiến nhanh chóng và cần được điều trị sớm. Các loại bệnh bạch cầu cấp tính chính là:

  • Bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL): Chiếm 3/4 số trường hợp. Bệnh thường phát triển từ các lympho bào. 
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML): Còn được gọi là bệnh bạch cầu cấp tính không phải lympho bào, chiếm hầu hết các trường hợp còn lại của bệnh bạch cầu ở trẻ em. AML bắt đầu phát triển từ các tế bào dòng tủy biệt hóa thành tế bào bạch cầu (không phải tế bào lympho), hồng cầu hoặc tiểu cầu.

Trường hợp hiếm gặp, bệnh bạch cầu cấp tính có thể bao gồm cả ALL và AML, được gọi là bệnh bạch cầu dòng hỗn hợp, bệnh bạch cầu cấp tính không biệt hóa hoặc bệnh bạch cầu cấp tính kiểu hình hỗn hợp (MPALs). Ở trẻ em, MPALs thường được tiếp cận như bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL) và khả năng đáp ứng với điều trị cũng tương tự ALL.

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL) và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) được chia làm nhiều dạng phụ, được mô tả trong Phân loại bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Bệnh bạch cầu mãn tính
Bệnh bạch cầu mãn tính hiếm gặp ở trẻ em. Loại này có xu hướng phát triển chậm hơn so với bệnh bạch cầu cấp tính, nhưng cũng khó điều trị hơn. Bệnh bạch cầu mãn tính có thể được chia thành 2 loại chính:

  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML): hiếm gặp ở trẻ em, điều trị tương tự như điều trị cho người lớn (xem Điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính [CML] ở trẻ em). Để biết thêm thông tin chi tiết về CML, hãy xem Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính.
  • Bệnh bạch cầu lympho mãn tính (CLL): cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em. Để biết thêm thông tin về CLL, hãy xem Bệnh bạch cầu lympho mãn tính.
  • Bệnh bạch cầu myelomonocytic vị thành niên (JMML)

Loại bệnh bạch cầu hiếm gặp này không mãn tính cũng không cấp tính. Bệnh phát triển từ các tế bào dòng tủy, nhưng thường không phát triển nhanh như AML hoặc chậm như CML. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ (độ tuổi trung bình là 2 tuổi). Các triệu chứng bao gồm da nhợt nhạt, sốt, ho, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, khó thở (do có quá nhiều tế bào bạch cầu trong phổi), phát ban, lách to, gan to và các hạch bạch huyết phì đại. Để biết thông tin về điều trị JMML, hãy xem Điều trị bệnh bạch cầu myelomonocytic vị thành niên (JMML) ở trẻ em.

Tủy xương, máu và mô bạch huyết bình thường
Để hiểu bệnh bạch cầu, cần biết về hệ thống tủy xương, máu và bạch huyết.

Tủy xương
Tủy xương là phần mềm bên trong một số xương, được tạo thành từ các tế bào tạo máu, tế bào mỡ và các mô liên kết. Trong đó có một lượng nhỏ tế bào gốc tạo máu. 

Tế bào gốc trong máu trải qua một loạt quá trình thay đổi để biệt hóa thành các tế bào máu mới. Có thể trở thành tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu) hoặc tế bào tạo máu khác (một loại tế bào dòng tủy). Tế bào dòng tủy có thể phát triển thành hồng cầu, bạch cầu (không phải tế bào lympho) hoặc tiểu cầu.

Tế bào hồng cầu
Các tế bào hồng cầu (RBCs) mang oxy từ phổi đến tất cả các mô khác trong cơ thể, và đưa carbon dioxide trở lại phổi để loại bỏ.

Tiểu cầu
Tiểu cầu thực chất là các mảnh tế bào được tạo ra bởi một loại tế bào tủy xương gọi là tế bào nhân khổng lồ. Tiểu cầu rất quan trọng trong việc cầm máu bằng cách tạo các nút tiểu cầu trên các lỗ trên mạch máu.

Tế bào bạch cầu
Tế bào bạch cầu (WBCs) có chức năng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau:

  • Tế bào lympho là các bạch cầu trưởng thành phát triển từ nguyên bào lympho, một loại tế bào tạo máu trong tủy xương. Tế bào lympho là tế bào chính tạo nên mô lympho, một phần của hệ miễn dịch. Mô lympho được tìm thấy trong các hạch bạch huyết, tuyến ức (cơ quan nhỏ nằm sau xương ức), lá lách, amiđan và adenoids, và tủy xương. Ngoài ra, mô lympho còn được phân tán qua hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Có 2 loại tế bào lympho chính: tế bào B và tế bào T. (ALL, loại bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở trẻ em, có thể bắt nguồn từ tế bào B hoặc tế bào T.) Để biết thêm thông tin, hãy xem Các loại bệnh bạch cầu ở trẻ em.
  • Bạch cầu hạt là những bạch cầu trưởng thành phát triển từ nguyên bào tủy, một loại tế bào tạo máu trong tủy xương. Bạch cầu hạt có các hạt bào tương hiển thị thành các đốm dưới kính hiển vi. Những hạt này chứa enzym và các chất hóa học có thể tiêu diệt vi trùng, chẳng hạn như vi khuẩn. Ba loại bạch cầu hạt - bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan - được phân biệt dưới kính hiển vi bằng kích thước và màu sắc của các hạt bào tương.
  • Bạch cầu đơn nhân phát triển từ nguyên bào đơn nhân tạo máu trong tủy xương và thường liên quan đến bạch cầu hạt. Sau khi lưu thông trong máu khoảng một ngày, bạch cầu đơn nhân đi vào các mô cơ thể để trở thành đại thực bào, tiêu diệt một số loại vi trùng bằng cách bao quanh và tiêu hóa chúng.
  • Cơ chế phát triển và lây lan bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu bắt đầu trong tủy xương. Các tế bào bệnh bạch cầu tích tụ gây lấn át các tế bào bình thường. Các tế bào bệnh bạch cầu thường lan tràn vào máu khá nhanh hoặc có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể như hạch bạch huyết, lá lách, gan, hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống), tinh hoàn hoặc các cơ quan khác.

Một số bệnh ung thư khác ở trẻ em, chẳng hạn như u nguyên bào thần kinh hoặc u cơ vân, bắt đầu ở các cơ quan khác và có thể di căn đến tủy xương, nhưng không được gọi là bệnh bạch cầu.

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...