Yếu tố nguy cơ là bất cứ điều gì làm tăng khả năng mắc bệnh, chẳng hạn như ung thư. Mỗi bệnh ung thư điều có các yếu tố nguy cơ khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc, có thể thay đổi được. Nhưng những yếu tố khác như tuổi tác hoặc tiền sử bệnh gia đình của một người thì không thể thay đổi được.
Nhưng việc có một yếu tố nguy cơ, thậm chí nhiều hơn cũng không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh. Và một số người mắc bệnh có thể xuất hiện ít hoặc không có yếu tố nguy cơ nào được biết đến.
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) của một người.
Ung thư biểu mô tế bào gan thường xảy ra phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới. Phần lớn điều này có thể là do các hành vi ảnh hưởng đến một số yếu tố nguy cơ được mô tả dưới đây. Loại ung thư tế bào gan dạng xơ dẹt (Fibrolamellar hepatocellular carcinoma – FLC) thường phổ biến hơn ở phụ nữ.
Tại Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương có tỷ lệ ung thư gan cao nhất, tiếp theo là người gốc Tây Ban Nha / người Latinh, người Mỹ da đỏ / thổ dân Alaska, người Mỹ gốc Phi và người da trắng.
Trên thế giới, yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của ung thư gan là nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) hoặc viêm gan siêu vi C (HCV) mạn tính. Những bệnh nhiễm trùng nêu trên là tác nhân dẫn đến xơ gan và là nguyên nhân làm cho ung thư gan trở thành căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nhiều nơi trên thế giới.
Ở Mỹ, viêm gan siêu vi C (HCV) là nguyên nhân phổ biến hơn của ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), trong khi ở châu Á và các nước đang phát triển, viêm gan siêu vi B là tác nhân phổ biến hơn. Những người bị nhiễm cả hai loại virus này đều có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên nguy cơ sẽ còn tăng cao hơn nếu họ là những người nghiện rượu nặng (ít nhất 6 ly rượu mỗi ngày).
Viêm gan siêu vi B (HBV) và Viêm gan siêu vi C (HCV) có thể lây lan từ người này sang người khác khi dùng chung kim tiêm với người bệnh (chẳng hạn như sử dụng ma túy), quan hệ tình dục không an toàn hoặc sinh con. Chúng cũng có thể được lan truyền qua việc truyền máu, mặc dù trường hợp này rất hiếm khi xảy ra vì các sản phẩm từ máu đều được kiểm tra để tìm những loại vi rút này. Ở các nước đang phát triển, trẻ em đôi khi bị lây nhiễm viêm gan siêu vi B do tiếp xúc lâu dài với các thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh.
Viêm gan siêu vi B (HBV) có nhiều khả năng gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như bệnh giống cúm và tình trạng vàng da (vàng mắt và da). Nhưng hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn sau khi nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) trong vòng vài tháng. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ người trưởng thành mang mầm bệnh mạn tính (và có nguy cơ cao bị ung thư gan). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh cũng có nguy cơ cao trở mang mầm bệnh mạn tính.
Mặt khác, viêm gan siêu vi C (HCV) ít gây ra các triệu chứng hơn. Nhưng đa phần những người bị HCV đều phát triển thành nhiễm trùng mạn tính, có nhiều khả năng dẫn đến tổn thương gan hoặc thậm chí là ung thư.
Các loại vi rút khác, chẳng hạn như viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi E, cũng có thể gây viêm gan. Tuy nhiên những người bị nhiễm các loại vi rút này không phát triển thành viêm gan mạn tính hoặc xơ gan, và không tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Xơ gan xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương và được thay thế bằng các mô sẹo. Những người bị xơ gan thường có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn. Một số bằng chứng cho thấy đa phần (nhưng không phải tất cả) những người phát triển ung thư gan đều bắt nguồn từ bệnh xơ gan.
Hiện nay, có một số nguyên nhân có thể gây ra xơ gan. Nhưng hầu hết các trường hợp đều bắt nguồn từ những người lạm dụng rượu hoặc bị nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) hoặc viêm gan siêu vi C (HCV) mạn tính.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng thường gặp ở những người béo phì. Tuy nhiên mọi người cũng có thể mắc phải một dạng bệnh khác được gọi là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), có thể tiếp tục phát triển thành xơ gan.
Một số loại bệnh tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến gan và cũng có thể dẫn đến xơ gan. Ví dụ: trong xơ gan ứ mật nguyên phát (PBC - Primary biliary cirrhosis), các ống dẫn mật trong gan bị tổn thương và thậm chí bị hỏng có thể dẫn đến xơ gan. Những người bị PBC tiến triển có nguy cơ cao bị ung thư gan.
Một số bệnh chuyển hóa di truyền có thể dẫn đến xơ gan.
Những người bị rối loạn chuyển hóa sắt di truyền là do họ việc hấp thu quá nhiều sắt từ thức ăn của họ. Sắt lắng đọng trong các mô khắp cơ thể, bao gồm cả gan. Nếu sắt tích tụ quá nhiều trong gan, nó có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Lạm dụng rượu là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, và điều này có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư gan.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư gan. Những người đã từng hút thuốc lá trước đây thường có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn những người đang hút thuốc lá, nhưng cả hai nhóm này đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người không bao giờ hút thuốc.
Béo phì (thừa cân) làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan. Điều này có thể là do nó có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan.
Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư gan (thường xảy ra ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác như sử dụng rượu nặng hoặc viêm gan vi rút mạn tính). Ngoài ra, nguy cơ mắc căn bệnh này cũng có thể tăng lên vì những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có xu hướng thừa cân hoặc béo phì, do đó có thể gây ra các vấn đề về gan.
Các bệnh làm tăng nguy cơ ung thư gan bao gồm:
Aflatoxin là chất gây ung thư được tạo ra bởi một loại nấm nhiễm vào đậu phộng, lúa mì, đậu nành, các loại hạt xay, ngô và gạo. Việc bảo quản những thực phẩm nêu trên trong môi trường ẩm và ấm có thể dẫn đến sự phát triển của loại nấm này. Mặc dù điều này có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng chúng rất phổ biến hơn ở các nước nhiệt đới và có thời tiết ấm hơn. Hiện nay các nước phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ và những nước ở Châu Âu, kiểm tra thực phẩm để tìm mức độ Aflatoxin.
Việc tiếp xúc lâu dài với các chất này là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư gan. Nguy cơ này còn tăng lên ở những người bị nhiễm trùng viêm gan siêu vi B hoặc C.
Tiếp xúc với các hóa chất này làm tăng nguy cơ mắc bệnh u mạch ở gan. Mặt khác, chúng cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đường mật và ung thư biểu mô tế bào gan, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Vinyl clorua là một hóa chất được sử dụng để sản xuất một số dạng nhựa. Trong quá khứ, Thorotrast là một chất hóa học đã được tiêm vào một số bệnh nhân như một phần của một số xét nghiệm X-quang. Khi các đặc tính gây ung thư của các hóa chất này được phát hiện ra, đã có nhiều biện pháp được thực hiện để loại bỏ chúng hoặc giảm thiểu việc tiếp xúc với chúng. Thorotrast hiện không còn được sử dụng và việc tiếp xúc Vinyl clorua của công nhân cũng được quy định nghiêm ngặt hơn.
Anabolic steroid là kích thích tố nam được một số vận động viên sử dụng để tăng sức mạnh và khối lượng cơ của họ. Việc sử dụng Anabolic steroid lâu dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan. Các steroid tương tự như Cortisone, chẳng hạn như Hydrocortisone, Prednisone và Dexamethasone, không đem lại nguy cơ tương tự.
Vì viêm gan siêu vi B mạn tính có thể dẫn đến xơ gan và sau đó là ung thư gan, nên tiêm vắc-xin chống lại vi-rút viêm gan B có thể bảo vệ mọi người khỏi ung thư gan do vi-rút viêm gan B gây ra.
Mọi người đều biết rằng, nhiễm trùng mạn tính với viêm gan siêu vi B hoặc thậm chí viêm gan siêu vi C có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Do đó điều trị nhiễm trùng có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan.
Aspirin đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng Aspirin thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác thực điều này.