Tại sao gan lại là cơ quan đầu tiên bị lây lan trong ung thư
Thông thường khi ung thư lây lan sang một cơ quan khác, thì gan chính là bộ phận sẽ bị di căn đầu tiên, và bây giờ các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Abramson thuộc Đại học Pennsylvania nói rằng họ đã hiểu được lý do tại sao. Vào ngày hôm nay trên tạp chí Nature một nghiên cứu mới được công bố, cho thấy tế bào gan được xem là trung tâm phản ứng dây truyền khiến nó hoạt động mạnh mẽ hơn khi gặp tế bào ung thư. Các tế bào này gây ra tình trạng viêm bằng cách kích hoạt một protein có tên STAT3, từ đó gia tăng sản xuất các protein khác gọi là SAA, sau đó tái cấu trúc gan tạo ra yếu tố cần thiết cho các tế bào ung thư tăng trưởng.
Giả thuyết trong nghiên cứu này đã được công nhận, tuy nhiên hiện tại chúng tôi đang muốn tìm hiểu thêm vai trò của tế bào gan được xem là tác nhân chủ yếu trong quá trình hoạt động như thế nào, Tiến sĩ - Bác sĩ Gregory L. Beatty, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình chuột bị ung thư tuyến tụy (PDAC), đây là loại ung thư phổ biến nhất và hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ về ung thư ở Hoa Kỳ. Từ đó họ phát hiện ra rằng gần như tất cả các tế bào gan đều hoạt hóa STAT3 ở chuột bị ung thư. Sau đó, họ hợp tác với các nhà điều tra tại Mayo Clinic Arizona và các đồng nghiệp khác tại Penn để tìm ra các phản ứng sinh học tương tự được nhìn thấy ở những bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy cũng có thể xảy ra ở ung thư ruột kết và ung thư phổi. Ngoài ra, khi các nhà nghiên cứu loại bỏ gen STAT3 trong tế bào gan đã ngăn chặn hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của gan đối với tế bào ung thư ở chuột. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn hợp tác với các nhà điều tra tại Đại học Kentucky để chứng minh rằng IL-6 có thể kiểm soát tín hiệu STAT3 trong các tế bào này và giúp các tế bào gan tạo ra SAA, hoạt động như một cảnh báo để thu hút các tế bào gan bị viêm và bắt đầu phản ứng xơ hóa cùng nhau tạo ra yếu tố cần thiết.
Gan là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, Lee nói. Vì thế chúng tôi thấy rằng tế bào gan cảm nhận được tình trạng viêm và đáp ứng cấu trúc một cách hiệu quả nhờ đó mà tế bào ung thư đã sử dụng để giúp nó lan rộng.
Không những thế, nghiên cứu này cũng cho thấy IL-6 điều khiển những thay đổi ở gan dù có khối u hay không, có thể hiểu rằng cho dù bất kỳ tình trạng nào liên quan đến việc gia tăng IL-6, như bệnh béo phì hoặc bệnh tim mạch, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của gan đối với bệnh ung thư. Và điều này cung cấp một bằng chứng xác thực cho thấy các liệu pháp nhắm vào tế bào gan có thể ngăn ngừa ung thư di căn đến gan, và đây là một nguyên nhân chính gây tử vong.