Ung thư tế bào gan
Ung thư tế bào gan là gì?
Đa số các ung thư nguyên phát ở gan được phân loại là ung thư tế bào gan (HCC). Ung thư tế bào gan là một u ác tính gồm những tế bào giống tế bào gan. Tuy nhiên sự tương đồng còn thay đổi tuỳ theo độ biệt hoá. HCC thường đi kèm với xơ gan.
Loại ung thư này có thể cắt bỏ bằng phẫu thuật. Tuy nhiên chỉ mổ ở những trường hợp tổn thương còn khu trú ở gan. Tiên lượng tùy thuộc vào những rối loạn về chức năng gan và sự lan toả của khối u.
Triệu chứng
- Đa số các trường hợp HCC đều được phát hiện qua theo dõi và điều trị các bệnh gan sẵn có. Bệnh nhân thường đến khám với các triệu chứng của bệnh gan. Theo một báo cáo ở Hong Kong, 76% bệnh nhân HCC có triệu chứng trướng bụng và khó chịu.
- Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm sụt cân (4,4%), xuất huyết tiêu hoá (4,4%), và vàng da (2,6%). Chỉ 2% là không có triệu chứng.
Hiếm khi HCC biểu hiện bằng trình trạng đau bụng cấp do vỡ tự phát khối u gan vào khoang phúc mạc. HCC cần được đưa vào chẩn đoán phân biệt khi dịch cổ trướng có máu.
Ung thư tế bào gan - giải phẫu học
Giải phẫu
- Gan là bộ phận lớn nhất và cũng phức tạp nhất trong ổ bụng.
- Gan hình thành từ rất nhiều đơn vị chức năng nhỏ gọi là tiểu thuỳ (lobules).
- Gan thực hiện nhiều chức năng đa dạng bao gồm: thanh lọc các chất nội sinh và ngoại sinh ra khỏi máu, các quy trình chuyển hóa phức tạp như sản xuất ra mật, điều hòa lượng carbohydrate, chuyển hóa lipid, sản sinh ra urê và các chức năng miễn dịch.
- Gan hình thành từ phần bụng của màng treo dạ dày (ventral mesOgastrium) và chỉ có mặt sau, trên của gan là nằm ngoài cấu trúc này mà thôi. Dây chằng tròn và dây chằng hình liềm nối gan với thành bụng trước.
- Mạc nối nhỏ nối gan với dạ dày, dây chằng hình vành và dây chằng tam giác nối gan với cơ hoành. Mặt hoành của gan mịn và đều đặn trong khi mặt tạng có nhiều chỗ lõm ở những vị trí tiếp xúc với thận phải, tuyến thượng thận, tĩnh mạch chủ dưới, dây chằng gan-tá tràng và dạ dày.
Gan nhận máu nuôi từ tĩnh mạch cửa và động mạch gan, trong đó tĩnh mạch cửa cung cấp 75% của tổng lưu lượng 1500 ml máu/phút.
Nhiều nhánh mạch máu nhỏ từ tĩnh mạch và động mạch giao nhau tại nang tuyến gan (acinus) ở bộ ba cửa (portal triad). Sau đó máu sẽ chảy về các xoang nhỏ (sinusoids) giữa các đĩa (plates) và tế bào gan dổ trao đổi dưỡng chất. Tĩnh mạch gan mang máu “đi” đến tĩnh mạch chủ dưới và một hệ thống bạch mạch dẫn bạch dịch ra khỏi gan.
Tế bào chủ mô hoặc tế bào gan bao gồm phần lớn nhất của tạng và thực hiện nhiều chức năng chuyển hóa phức tạp.
Tế bào gan chịu trách nhiệm chính về chức năng chuyển hoá của gan. Các tế bào này tạo ra mật và bài tiết mật; điều hòa hằng định nội mô (homeostasis) của chất carbohydrate; chuyển hóa mỡ và bài tiết lipoproteins huyết thanh; kiểm soát chuyển hóa cholesterol; tạo ra uiea, albumin huyết thanh, các yếu tố đông máu, các enzyme và rất nhiều loại protein.
Gan cũng hỗ trợ trong việc chuyển hóa và giải độc đối với thuốc và các chất ngoại lai.
Các tế bào Kupffer lót mặt trong của các xoang gan (hepatic sinusoids) và là một phần của hệ thống lưới nội mô (reticuloendothelial System), chúng thanh lọc từng chất độc ngoại lai, các vi khuẩn, và những độc tố từ một. Chúng cũng góp phần trong chức năng miễn dịch của gan.
Đường mật khởi đầu từ những kênh nhỏ (canaliculi) do các tế bào gan tạo thành. Những cấu trúc có lót nhung mao này tiến triển thành những ống nhỏ (ductules), rồi những ống mật liên phân thuỳ, và thành những ống gan lớn hơn. Khi ra khỏi khoảng cửa, ống gan chính hợp với ống túi mật để hình thành ống mật chủ, đổ vào tá tràng.
Ung thư tế bào gan - nguyên nhân
Viêm gan B và C
- Hai nguyên nhân quan trọng nhất gây HCC là viêm gan B và viêm gan C Tại nhiều nơi ở Trung Quốc và Đài Loan, có đến 80% trường hợp HCC là do viêm gan B. Ở Mỹ và Châu u, viêm gan C và viêm gan B là những nguyên nhân gây HCC với tỷ lệ tương đương, ở Nhật, nơi có tỷ lệ viêm gan B và viêm gan C bằng nhau, ổn xuất HCC cao hơn ở bệnh nhân viêm gan C so với viêm gan B (10,4% so với 3,9%).
- Bệnh sinh của HCC khi có sự hiện diện của viêm viêm gan B có thể do xáo trộn hoạt động tế bào do viêm gan mãn tính, hoặc sự kết hợp những quy trình chuyên biệt của viêm HBV. Có thể do sự tích hợp của genome DNA của HBV vào genome của ký chủ từ đó gây gián đoạn những yếu tố điều hoà chu kì tế bào, hoặc do hoạt hóa chéo (transactivation) những chất sinh ung thư của ký chủ do protein HBx hoặc một protein cắt cụt (truncated protein) dẫn xuất từ vùng pie-S2/S của genome HBV.
- Bệnh sinh HCC trong viêm gan c ít được biết rõ hơn. Có thể là do một số trong những bệnh nhân này đã có phơi nhiễm trước đây với viêm viêm gan B.
Xơ gan
Xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào cũng là một yếu tố nguy cơ gây HCC. Nguy cơ cao hơn gấp 3 đến 4 lần ở bệnh nhân xơ gan so với những bệnh nhân viêm gan mãn. Sự tăng sinh sản của tế bào gan có thể dẫn đến việc hoạt hoá các chất sinh ung thư và đột biến của các gene trừ khử khối u (tumor suppressor genes). Các thay đổi này sẽ khởi đầu cho việc sinh ung thư gan (hepatocarcinogenesis).
Ở những vùng có xuất độ thấp, hơn 90% bệnh nhân HCC có xơ gan là bệnh nền. Tuy nhiên, ở những vùng có xuất độ cao, sự hiện diện của xơ gan ít hơn (khoảng 80%), có thể liên quan đến việc lây truyền viêm gan B theo chiều thẳng đứng (vertical transmission) ở những vùng này.
Những nguyên nhân khác
- Những nguyên nhân khác có thể gây ung thư tế bào gan (HCC) bao gồm: amatoxins, rượu, bệnh xơ gan do tích tụ sắt (hemochromatosis), và sử dụng anabolic steroid.
- Phơi nhiễm với các amatoxins sinh ung thư từ thực phẩm, do các loại nấm mốc Aspergillus parasiticus và Aspergillus Flavus thường thấy ở một số vùng thuộc Đông Nam Á và Châu Phi hạ Sahara. Viêm gan B cũng thường gặp ở những vùng này. Sự góp phần tương xứng của Amatoxins và viêm viêm gan B trong sinh bệnh học của HCC ở những vùng này của thế giới còn chưa được hiểu rõ tường tận.
- Ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C rượu đã được chứng minh là một yếu tố góp phần sinh ung thư. Hiện vẫn chưa hiểu rõ sự phối hợp gitfe rượu và viêm viêm gan C đã gây ra tình trạng bệnh nặng hơn hay rượu là một yếu tố độc lập sinh ung thư.
- Tần suất HCC ở bệnh nhân bệnh xơ gan do tích tụ sắt (hemochromatosis) có thể lên đến 45%, và khối u thường là đa ổ.