Danh mục

Điều trị ung thư da tế bào hắc tố theo từng giai đoạn

Các phương pháp điều trị được chỉ định phụ thuộc vào từng giai đoạn và vị trí của ung thư da tế bào hắc tố. Nhưng một số yếu tố khác cũng quan trọng, chẳng hạn như nguy cơ ung thư tái phát sau điều trị, nếu tế bào ung thư có những biến đổi gen nhất định và và tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Giai đoạn 0

Giai đoạn 0 của ung thư da tế bào hắc tố (ung thư tại chỗ) không phát triển sâu hơn so với lớp trên cùng của da (thượng bì). Thường được điều trị bằng phẫu thuật (cắt rộng) để loại bỏ khối u và một mẫu da nhỏ bình thường xung quanh khối u. Mẫu u cắt bỏ sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xem xét dưới kính hiển vi. Nếu tế bào ung thư được phát hiện tại các viền của mẫu, cần thực hiện cắt rộng hơn tại khu vực lấy mẫu.

Một số bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng kem Imiquimod ( Zyclara) hoặc liệu pháp xạ trị thay vì phẫu thuật,  mặc dù không phải tất cả bác sĩ đều đồng ý với điều này.

Đối với các khối u tại các vị trí nhạy cảm trên mặt, một số bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật Mohs hoặc thậm chí là kem imiquimod nếu phẫu thuật có thể gây biến dạng, mặc dù không phải tất cả bác sĩ đều đồng ý thực hiện.

Giai đoạn I

Giai đoạn I được điều trị phổ biến bằng cách cắt rộng  (phẫu thuật để loại bỏ các khối u ung thư da tế bào hắc tố và vùng da bình thường xung quanh). Độ rộng vùng cắt bỏ phụ thuộc vào độ sâu và vị trí của ung thư da tế bào hắc tố. Hầu hết mọi trường hợp, không có phương pháp điều trị nào khác.

Một số bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết hạch lympho sentinel (SLNB) để phát hiện ung thư tại các hạch lympho lân cận, đặc biệt đối với ung thư da tế bào hắc tố ở giai đoạn IB hoặc những ung thư có các tính chất khác thì có khả năng di căn hơn. Bạn và bác sĩ nên thảo luận về phương pháp này.

Nếu SLNB không phát hiện ra các tế bào ung thư tại các hạch lympho thì không cần thết phải điều trị thêm, mặc dù vậy việc theo dõi chặt chẽ vẫn rất quan trọng.

Nếu SLNB phát hiện các tế bào ung thư, việc cắt bỏ hạch lympho (loại bỏ tất cả hạch lympho gần tế bào ung thư) có thể được chỉ định. Một phương pháp khác có thể theo dõi các hạch lympho chặt chẽ bằng cách siêu âm vài tháng một lần.

Nếu SLNB phát hiện ung thư, phương pháp điều trị bổ trợ (bổ sung) bằng thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu (nếu u hắc tố da có đột biến gen BRAF) có thể chỉ định để giảm nguy cơ ung thư da tế bào hắc tố tái phát. Một số thuốc khác hoặc vaccin cũng có thể những phương án trong thử nghiệm lâm sàng.

Giai đoạn II

Cắt rộng (phẫu thuật để cắt bỏ khối u ác tính và mẫu da bình thường xung quanh) là một phương pháp điều trị chuẩn đối với giai đoạn II. Độ rộng vùng da phụ thuộc vào chiều sâu và vị trí của khối u.

Bởi vì khối u có thể di căn lân cận đến các hạch bạch bạch huyết, nhiều bác sĩ cũng đề xuất sinh thiết hạch limpho sentinel (SLNB). Đây là một lựa chọn mà bạn và bác sĩ nên thảo luận.

Nếu đã thực hiện SLNB và không phát hiện tế bào ung thư ở các hạch lympho thì không còn phương pháp điều trị cần thiết nào khác, mặc dù vậy nhưng việc theo dõi chặt chẽ vẫn rất quan trọng,

Nếu SLNB phát hiện tại các hạch sentinel có chứa các tế bào ung thư thì cần cắt bỏ hạch lympho (nơi tất cả các hạch tại vị trí đó sẽ được phẫu thuật cắt bỏ) có thể được thực hiện vào một ngày sau đó. Một phương pháp khác có thể xem xét các hạch lympho chặt chẽ bằng cách siêu âm vài tháng một lần.

Nếu SLNB phát hiện ung thư, phương pháp bổ sung với liệu pháp ức chế chốt kiểm miễn dịch hoặc nhắm đích (nếu ung thư da tế bào hắc tố có biến đổi gen BRAF) có thể được chỉ định để cố gắng làm giảm nguy cơ ung thư tái phát. Một số thuốc khác hoặc vaccin cũng có thể là những phương án trong thử nghiệm lâm sàng.

Giai đoạn III

Khi được chẩn đoán lần đầu, các tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết. Điều trị phẫu thuật thường yêu cầu cắt rộng vị trí khối u nguyên phát như ở các giai đoạn sớm hơn, cùng với việc loại bỏ các hạch lympho.

Sau phẫu thuật, phương pháp điều trị bổ sung với liệu pháp ức chế kiểm soát miễn dịch và nhắm đích (ung thư có biến đổi gen BRAF) có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát. Một số thuốc khác và vaccin cũng có thể được chỉ định như là một phần của thử nghiệm lâm sàng để cố gắng giảm nguy cơ ung thư tái phát. Phương pháp điều trị khác là xạ trị tại vị trí các hạch bạch huyết được cắt bỏ, đặc biệt là các hạch có chứa tế bào ung thư.

Nếu các khối u ung thư da tế bào hắc tố được phát hiện tại các mạch hạch huyết trong hoặc ngay dưới da (được biết như là khối u chuyển tiếp) thì nên được cắt bỏ toàn bộ nếu cần thiết. Các phương pháp khác bao gồm tiêm vacccine T-VEC (Imlygic), Bacille  Calmette-Guerin (BCG) hoặc interleukin-2 (IL-2) vào khối u một cách trực tiếp, liệu pháp xạ trị, hoặc thoa kem imiquimod. Đối với ung thư ở cánh tay hoặc chân, có thể truyền dịch chi cô lập (chỉ truyền dịch tại chi bằng liệu pháp hóa trị). Các phương pháp khả thi khác có thể bao gồm liệu pháp nhắm đích (đối với ung thư có biến đổi gen BRAF hoặc C-KIT), liệu pháp miễn dịch hoặc hóa trị.

Một số người ở giai đoạn III có thể không chữa trị bằng các phương pháp hiện tại, vì họ có thể nghĩ đến việc tham gia vào thử nghiệm lâm sàng với các phương pháp điều trị mới hơn.

Giai đoạn IV

Các u sắc tố da giai đoạn IV đã di căn đến các hạch lympho xa hoặc các vị trí khác của cơ thể. Các khối u ở da hoặc các hạch lympho lớn gây ra các triệu chứng thường được loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc điều trị bằng liệu pháp xạ trị.

Di căn đến các cơ quan nội tạng đôi khi được loại bỏ, phụ thuộc vào số lượng, vị trí, khả năng gây ra các triệu chứng. Di căn gây ra triệu chứng nhưng không thể loại bỏ có thể điều trị bằng liệu pháp xạ trị, miễn dịch, nhắm đích hoặc hóa trị.

Phương pháp điều trị đối với ung thư di căn rộng đã được thay đổi ở những năm gần đây khi các hình thức liệu pháp miễn dịch và nhắm đích mới hơn được chứng minh có hiệu quả hơn so với hóa trị.

Các thuốc trong liệu pháp miễn dịch được gọi là thuốc kiểm soát ức chế, chẳng hạn như pembrolizumab (Keytruda) hoặc nivolumab (Opdivo) thường là những loại thuốc đầu tiên đã được thử nghiệm, đặc biệt đối với những bệnh nhân ung thư không có biến đổi gen BRAF. Những loại thuốc này có thể thu nhỏ khối u trong một thời gian gian đối với một số người. Ipilimumab (Yervoy), một loại thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch, thường không được sử dụng như phương pháp điều trị đầu tiên, dù vậy nó có thể kết hợp với nivolumab hoặc pembrolizumab. Điều này có khả năng các khối u sẽ được thu nhỏ hơn, mặc dù có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần phải lưu ý cẩn thận. Những bệnh nhân sử dụng bất kì loại thuốc nào trong số này cần được theo dõi chặt chẽ để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.

Khoảng một nữa trong tất cả các khối u ung thư da tế bào hắc tố, tế bào ung thư có biến đổi gen BRAF. Nếu những biến đổi gen được phát hiện, điều trị bằng liệu pháp nhắm đích mới hơn thường kết hợp với thuốc ức chế BRAF hoặc MEK có thể là một phương án tốt. Thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch chẳng hạn như pembrolizumab hoặc nivolumad là một phương án khác cho bệnh nhân. Bác sĩ chưa đảm bảo được rằng các liệu pháp nhắm đích và miễn dịch có điều trị tốt hơn phương pháp điều  trị đầu tiên hay không. Điều này vẫn đang được nghiên cứu đến ngày nay. Nhưng có thể là phương pháp thay thế trong những trường hợp thích hợp. Ví dụ, các loại thuốc nhắm đích có thể được ưu tiên trong trường hợp thu nhỏ các khối u một cách nhanh chóng. Ở trong trường hợp khác, nếu dạng phương pháp điều trị này không được thực hiện có thể thử nghiệm phương pháp khác.

Một số ít trường hợp ung thư da tế bào hắc tố có biến đổi gen C-KIT. Đối với loại ung thư này có thể được hỗ trợ bởi thuốc nhắm đích chẳng hạn như imatinib (Gleevec) và nilotinib (Tasigna) mặc dù thậm chí các loại thuốc này thường ngưng hoạt động.

Liệu pháp miễn dịch sử dụng interleukin-2 (IL-2) có thể hỗ trợ cho một ít bệnh nhân ung thư da tế bào hắc tố giai đoạn IV sống lâu hơn nếu phương pháp ức chế kiểm soát miễn dịch không hiệu quả. Liều IL-2 cao có thể hiệu quả cao hơn nhưng cũng có thể có nhiều tác dụng phụ nghiệm trọng, vì vậy cần phải được đưa đến bệnh viện.

Liệu pháp hóa trị có thể hỗ trợ một số người mắc ung thư da tế bào hắc tố giai đoạn IV, nhưng các phương pháp điều trị khác thường được thử trước. Dacarbazine (DTIC) và temozolomide (Temodar) là các thuốc hóa trị thường dùng nhất, dùng một mình hoặc kết với với các thuốc khác. Ngay cả khi ung thư đã thu nhỏ bằng liệu pháp hóa trị, ung thư thường bắt đầu tái phát lại sau vài tháng.

Bởi vậy ung thư da tế bào hắc tố giai đoạn IV thường khó chữa trị bằng các phương pháp điều trị hiện tại, bệnh nhân có thể nghĩ đến việc tham gia thử nghiệm lâm sàng. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã tìm ra các liệu pháp nhắm đích, miễn dịch, hóa trị mới và kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau. ( Xem phần Những nghiên cứu mới về ung thư da tế bào hắc tố ).

Điều trị ung thư da tế bào hắc tố hiện nay

Việc điều trị ung thư da tế bào hắc tố tái phát sau quá trình kết thúc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn ung thư ban đầu, phương pháp điều trị trước đó, vị trí ung thư tái phát và các yếu tố khác.

Tái phát cục bộ

Ung thư da tế bào hắc tố có thể tái phát trên da gần với vị trí khối u ban đầu, thậm chí có khi trên các vết sẹo từ phẫu thuật. Thông thường, tái phát cục bộ được điều trị bằng phẫu thuật tương tự như việc điều trị ung thư da tế bào hắc tố ban đầu. Có thể bao gồm sinh thiết hạch sentinel (SLNB). Dựa vào kết quả của SLNB, các phương pháp khác có thể được đề xuất.

Tái phát chuyển tiếp

Nếu ung thư da tế bào hắc tố diễn tiến ở các mạch lympho lân cận trên hoặc dưới da (được biết như là tái phát chuyển tiếp) thì có thể cắt bỏ nếu cần thiết. Phương pháp khác bao gồm tiêm vaccin T-VEC (Imlygic), Bacille Calmette-Guerin (BCG) hoặc interleukin-2 (IL-2) trực tiếp vào khối u hắc tố da; liệu pháp xạ trị; thoa kem imiquimod. Đối với ung thư da tế bào hắc tố ở cánh tay hoặc chân, phương pháp khác có thể là truyền dịch chi cô lập (chỉ truyền hóa chất vào chi). Các phương pháp điều trị khả thi khác có thể bao gồm liệu pháp nhắm đích (đối với ung thư da tế bào hắc tố có biến đổi gen BRAF hoặc C-KIT), liệu pháp miễn dịch hoặc hóa trị.

Tái phát tại các hạch lympho lân cận

Nếu các hạch lympho không được loại bỏ trong suốt quá trình điều trị ban đầu, ung thư có thể tái phát ở các hạch lympho này. Tái phát hạch lympho được điều trị bằng cách loại bỏ hạch lympho nếu có thể thực hiện, có khi cần thực hiện thêm các phương pháp bổ sung chẳng hạn như liệu pháp xạ trị hoặc liệu pháp miễn dịch hoặc nhắm mục tiêu (đối với ung thư có biến đổi gen BRAF). Nếu phẫu thuật không phải phương án tối ưu thì các liệu pháp xạ trị hoặc điều trị hệ thống (liệu pháp miễn dịch, nhắm mục tiêu hoặc hóa trị) có thể được thực hiện.

Tái phát tại các vị trí khác trong cơ thể

Ung thư da tế bào hắc tố cũng có thể tái phát ở các vị trí xa trong cơ thể. Bất kì cơ quan nào cũng có thể chịu ảnh hưởng. Hầu hết, ung thư da tế bào hắc tố có thể tái phát ở phổi, xương, gan hoặc não.

Các phương pháp điều trị cho đợt tái phát tương tự như ung thư da tế bào hắc tố giai đoạn IV. Ung thư tái diễn ở cánh tay hoặc chân có thể được điều trị bằng cách truyền hóa chất cục bộ tại chi.

Ung thư da tế bào hắc tố tái phát ở não có thể khó điều trị. Một số trường hợp, các khối u đơn độc có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Liệu pháp xạ trị tại não (liệu pháp xạ trị định vị hoặc toàn bộ não) cũng có thể hỗ trợ. Điều trị hệ thống (liệu pháp miễn dịch, nhắm đích hoặc hóa trị) cũng có thể thử nghiệm.

Cũng như các giai đoạn khác của ung thư da tế bào hắc tố, các bệnh nhân tái phát có thể nghĩ đến việc tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...