Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiếp cận và tiêu diệt tế bào ung thư qua đường tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc động mạch.
Hóa trị là một phần quan trọng trong việc điều trị hầu hết trường hợp mắc bệnh u xương (mặc dù một số bệnh nhân u xương mức độ thấp có thể không cần đến thuốc này). Đa số u xương phát triển khu trú ngay khi phát hiện lần đầu. Trước đây, hầu hết trường hợp đều chỉ cần điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên ung thư thường tái phát ở cơ quan khác sau đó, thường là nơi rất khó kiểm soát. Do đó, việc kết hợp hóa trị với phẫu thuật có thể giúp giảm nguy cơ tái phát của bệnh.
Gần như mọi trường hợp u xương đều được điều trị bằng hóa chất trước khi phẫu thuật (được gọi là tiền hóa trị bổ trợ) trong khoảng 10 tuần và tái thực hiện sau phẫu thuật (được gọi là hóa trị bổ trợ) cho đến một năm. Đối với những bệnh nhân mắc u xương cấp độ cao đáp ứng tốt với hóa trị trước phẫu thuật thường được dùng cùng một loại thuốc hóa trị sau phẫu thuật. Nghĩa là, những bệnh nhân đáp ứng thuốc kém thường được đổi loại thuốc điều trị sau phẫu thuật.
Hóa trị được thực hiện theo chu kỳ, sau mỗi đợt điều trị là thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Mỗi chu kỳ thường kéo dài trong vài tuần.
Thuốc chemo dùng trong điều trị u xương
Các loại thuốc được sử dụng thường xuyên nhất trong điều trị u xương bao gồm:
Thường các bác sĩ sẽ kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc với nhau. Một số kết hợp thuốc phổ biến như:
Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng thuốc được dùng với liều lượng cao nhất có thể, do đó có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tủy xương (nơi tạo ra các tế bào máu mới), dẫn đến giảm bạch cầu và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, các loại thuốc được gọi là yếu tố tăng trưởng (chẳng hạn như Filgrastim, G-CSF) có thể được dùng chung với hóa trị để kích thích cơ thể tạo bạch cầu mới càng nhanh càng tốt.
Trước khi bắt đầu hóa trị, bác sĩ có thể khuyên đặt ống catheter (một loại ống thông mỏng, mềm) vào tĩnh mạch lớn ở ngực. Đây được gọi là thiết bị tiếp cận tĩnh mạch (VAD) hoặc ống thông tĩnh mạch trung tâm (CVC), được đưa vào bằng phẫu thuật sau khi bệnh nhân được cho dùng thuốc an thần (buồn ngủ) hoặc gây mê toàn thân. Một đầu của ống thông nằm trong tĩnh mạch, đầu còn lại nằm ngay dưới hoặc bên ngoài da. Điều này cho phép bác sĩ cung cấp hóa trị và các loại thuốc khác cũng như lấy mẫu máu mà không cần phải chọc kim vào tĩnh mạch mỗi lần. Ống catheter thường được giữ trong vài tháng và có thể làm giảm nhẹ cơn đau do hóa trị gây ra. Nếu sử dụng loại ống thông này, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc để giảm nguy cơ mắc các vấn đề như nhiễm trùng.
Tác dụng phụ của hóa trị liệu
Thuốc hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ. Trẻ em có xu hướng ít bị các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn so với người lớn và thường hồi phục sau tác dụng phụ nhanh hơn. Do đó, các bác sĩ có thể tiêm hóa chất liều cao hơn để cố gắng tiêu diệt khối u.
Các tác dụng phụ tùy thuộc vào loại và liều lượng thuốc được đưa ra cũng như thời gian sử dụng thuốc.
Một số tác dụng phụ chung thường gặp:
Hóa trị có thể gây tổn thương tủy xương, dẫn đến giảm số lượng tế bào máu gây:
Hầu hết các tác dụng phụ này có xu hướng biến mất sau khi điều trị xong. Thường có nhiều cách để giảm bớt ảnh hưởng của tác dụng phụ, ví dụ như sử dụng thuốc giảm buồn nôn, nôn, hoặc bình thường hóa công thức máu. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời nếu cần.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây các tác dụng phụ riêng nhất định. Đa số tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Trước khi điều trị, hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra của các loại thuốc mà bạn hoặc con bạn sẽ sử dụng.
Bác sĩ thường sẽ theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ trong suốt quá trình điều trị. Do đó đừng ngần ngại nếu có bất kỳ câu hỏi nào về tác dụng phụ.
Để biết thêm thông tin về các tác dụng phụ có thể xảy ra muộn hoặc lâu dài của hóa trị, bao gồm vô sinh và ung thư thứ hai, hãy xem Cuộc sống sau điều trị ung thư xương.
Các xét nghiệm kiểm tra tác dụng phụ của hóa trị: Trước mỗi lần điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra các kết quả xét nghiệm để đảm bảo chức năng gan, thận và tủy xương đang hoạt động tốt. Các xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện trong và sau khi điều trị.
Để biết thêm thông tin, hãy xem Hóa trị.