Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia xạ hoặc hạt bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Xạ trị thường được dùng trong trường hợp bệnh nhân không đủ khỏe để phẫu thuật hoặc chỉ còn một bên thận. Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị khác trước, nếu không hiệu quả mới nghĩ đến xạ trị. Loại xạ trị được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư thận là xạ trị ngoài (EBRT), các tia xạ sẽ được tập trung vào khu vực ung thư từ bên ngoài cơ thể. Một loại xạ trị ngoài đặc biệt được dùng trong điều trị ung thư di căn, chẳng hạn như di căn phổi, được gọi là xạ trị lập thể định vị thân (SBRT).
Đối với các bệnh nhân ung thư thận, xạ trị thương được dùng với mục tiêu giảm nhẹ các triệu chứng như đau, chảy máu hoặc các vấn đề liên quan đến di căn (đặc biệt là di căn xương hoặc não).
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra
Tác dụng phụ sẽ tùy thuộc vào vị trí xạ trị, vi dụ như da (triệu chứng tương tự cháy nắng), rụng tóc, buồn nôn, tiêu chảy hoặc mệt mỏi. Các triệu chứng này thường biến mất sau một thời gian ngắn. Ngoài các triệu chứng kể trên, xạ trị còn có thể làm cho tác dụng phụ từ một số phương pháp khác trở nên tệ hơn.