Trong hầu hết các trường hợp ung thư thận, nếu bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật thì đây thường được xem là phương pháp điều trị chính. Nhưng đối với những bệnh nhân quá nặng không thể phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật thì vẫn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị khác để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, những phương pháp này thường được xem xét sử dụng đối với các khối u có kích thước nhỏ (không quá 4cm). Hiện nay chưa có nhiều dữ liệu về mức độ hiệu quả của các phương pháp này so với phẫu thụaat, tuy nhiên trên thực tế vẫn hữu ích đối với một số bệnh nhân nhất định.
Liệu pháp áp lạnh (Cryotherapy)
Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ đông lạnh để tiêu diệt khối u. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một đầu dò rỗng (kim) đến vị trí khối u qua da hoặc bằng thủ thuật nội soi ổ bụng (Xem thêm "Phẫu thuật ung thư thận"), sau đó khí lạnh được truyền qua đầu dò để phá hủy khối u. Để đảm bảo khối u bị phát hủy nhưng không gây tổn thương quá nhiều đến các mô lận cận, bác sĩ sẽ xem xét thật kỹ vị trí khối u thông qua các xét nghiệm hình ảnh (như siêu âm, chụp CT hoặc MRI) trong quá trình thực hiện hoặc đo nhiệt độ mô.
Loại gây mê được sử dụng sẽ phụ thuộc vào quy cách thực hiện liệu pháp. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm chảy máu, tổn thương thận hoặc tổn thương các cơ quan lân cận khác.
Cắt bỏ khối u bằng sóng cao tần (Radiofrequency ablation - RFA)
Đây là phương pháp sử dụng sóng cao tần để làm nóng khối u. Quá trình thực hiện bao gồm đưa một đầu dò mỏng qua da, di chuyển đến vị trí khối u được hướng dẫn qua siêu âm hoặc CT và cuối cùng là đặt kim giữa khối u, dòng điện chạy qua đầu đò, làm nóng và tiêu diệt các tế bào ung thư.
RFA thường được dùng như một thủ thuật ngoại trú, sử dụng phương pháp gây tê cục bộ. Ngoài ra bạn còn có thể được sử dụng thuốc an thần để thư giãn trong suốt quá trình thực hiện.
Một số tác dụng phụ chính nhưng không phổ biến như chảy máu, tổn thượng thận hoặc các cơ quan lân cận.