Yếu tố quan trọng trong buổi thăm khám đó là cởi mở và trung thực với bác sĩ. Họ sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của bạn để bạn có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất. Ví dụ, hãy xem xét một số mẫu câu hỏi sau:
Khi được thông báo mắc bệnh
Tôi bị ung thư thận loại nào?
Vị trí khối u ở đâu?
Ung thư đã di căn chưa?
Bệnh của tôi đang ở giai đoạn nào? Giai đoạn đó có ý nghĩa như thế nào?
Tôi có cần thực hiện xét nghiệm nào trước khi quyết định điều trị hay không?
Tôi có cần tham khảo ý kiến của một bác sĩ nào khác hay không?
Nếu tôi lo lắng về chi phí điều trị và bảo hiểm thì tôi nên gặp ai để trao đổi về vấn đề này?
Khi quyết định kế hoạch điều trị
Tôi có những lựa chọn điều trị nào?
Bác sĩ đề nghị phương pháp điều trị nào và tại sao?
Bác sĩ đã có kinh nghiệm trong điều trị loại ung thư này hay chưa?
Chi phí từng loại điều trị là bao nhiêu?
Tôi có nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ khác hay không? Bác sĩ có thể giới thiệu giúp tôi một người khác hoặc một trung tâm ung thư nào có thể tin tưởng hay không?
Mục tiêu điều trị của phương pháp được đề nghị là gì?
Tôi có cần phải đưa ra quyết định sớm không? Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi tiến hành điều trị?
Quá trình điều trị kéo dài bao lâu? Được thực hiện như thế nào và thực hiện ở đâu?
Những tác dụng phụ có thể gặp đối với các phương pháp điều trị là gì? Tôi cần làm gì để hạn chế các nguy cơ này?
Việc điều trị có ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày không? Tôi vẫn có thể làm việc toàn thời gian không?
Tỷ lệ tái phát sau điều trị là bao nhiêu?
Bác sĩ sẽ làm gì tiếp theo nếu việc điều trị không hiệu quả hoặc ung thư tái phát?
Việc điều trị có bị ảnh hưởng nếu tôi gặp khó khăn trong việc di chuyển không?
Nếu tôi bị ung thư thận giai đoạn 4, những nguy cơ nào có thể xảy ra và ý nghĩa là gì?
Trong quá trình điều trị
Sau khi bắt đầu điều trị, bạn cần biết bạn muốn gì đối với kết quả điều trị. Tất cả những câu hỏi dưới đây không hẳn phù hợp với mọi trường hợp nhưng câu trả lời có thể hữu ích.
Làm thế nào để biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không?
Tôi nên làm gì để kiểm soát các phản ứng phụ?
Tôi nên báo cho bác sĩ ngay nếu phát hiện triệu chứng nào?
Làm thế nào để liên lạc với bác sĩ vào các ngày lễ, cuối tuần hay buổi đêm?
Trong quá trình điều trị, tôi có nên hạn chế những hoạt động nào hay không?
Tôi có thể tập thể dục trong quá trình điều trị không? Nếu có thì nên tập những bài tập nào và tần suất ra sao?
Bác sĩ có thể giới thiệu cho tôi một chuyên gia sức khỏe tâm thần phòng trường hợp tôi bắt đầu cảm thấy áp lực, chán nản hay đau khổ không?
Tôi nên gặp ai để được hỗ trợ trong thời gian điều trị vì gia đình sống ở xa?
Sau điều trị
Tôi có cần theo một số độ ăn đặc biệt nào sau điều trị không?
Tôi có nên hạn chế những hoạt động nào không?
Tôi nên theo dõi những triệu chứng nào?
Tôi nên thực hiện những bài tập hỗ trợ nào?
Tôi có cần tái khám theo dõi sau điều trị hay không?
Bao lâu tôi cần tái khám lại?
Tôi có cần thực hiện xết nghiệm máu không?
Làm thế nào để biết ung thư tái phát? Nếu ung thư tái phát, tôi có những lựa chọn điều trị nào?
Ngoài những mẫu câu hỏi trên, bạn có thể viết ra những câu hỏi riêng. Ví dụ: thông tin về thời gian hồi phục để lập kế hoạch đối với công việc hoặc lịch trình cá nhân. Hoặc thông tin về các thử nghiệm lâm sàng trong trường hợp bạn đủ điều kiện tham gia.
Bác sĩ không phải là người duy nhất có thể cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, chẳng hạn như y tá hoặc nhân viên xã hội cũng có thể trả lời một số câu hỏi của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong " Mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân".