Danh mục

Điều trị ung thư trực tràng theo giai đoạn

Điều trị ung thư trực tràng theo giai đoạn

Các biện pháp điều trị ung thư đại tràng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn cũng như nhiều yếu tố khác.

Những người mắc ung thư trực tràng chưa di căn thường được điều trị bằng phẫu thuật là chủ yếu. Kèm theo đó có thể thực hiện thêm hóa trị và xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật.

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 0

Vì ung thư đại tràng giai đoạn 0 không phát triển ra khỏi lớp lót bên trong của trực tràng nên phẫu thuật là biện pháp cần thiết duy nhất, chẳng hạn như cắt polyp, cắt bỏ cục bộ hoặc cắt bỏ qua hậu môn.

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn I

Trong ung thư đại tràng giai đoạn I, các tế bào ung thư đã phát triển vào các lớp của thành đại tràng tuy nhiên không lan ra ngoài thành đại tràng hoặc các hạch bạch huyết khu vực.

Nếu ung thư đại tràng nằm trong polyp, không có tế bào ung thư xung quanh polyp thì phẫu thuật cắt bỏ polyp thông qua nội soi sẽ được chỉ định. Không cần thêm biện pháp điều trị nào khác. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhiều hơn nếu có nhiều tế bào ung thư xung quanh polyp, polyp không thể loại bỏ hoàn toàn hoặc cần cắt thành nhiều mảnh gây khó khăn trong việc xác định liệu tế bào ung thư có ở xung quanh polyp hay không.

Một số trường hợp khối u nhỏ thì có thể áp dụng phương pháp cắt bỏ qua hậu môn hoặc vi phẫu nội soi qua hậu môn (transanal endoscopic microsurgery- TEM). Các ca ung thư trực tràng khác có thể thực hiện kỹ thuật cắt bỏ thấp (low anterior resection - LAR), cắt bỏ và nối đại tràng - hậu môn hay cắt cụt trực tràng qua đường bụng- tầng sinh môn (abdominoperineal resection - APR), tùy vào vị trí của ung thư trong trực tràng.

Điều tị bổ sung thường không cần thiết, trừ khi phát hiện ra ung thư tiến triển rộng hơn dự đoán. Nếu nặng cần thực hiện liệu pháp hóa trị và xạ trị kết hợp, thường sử dụng nhất là 5-FU và capecitabine.

Trường hợp bệnh nhân quá yếu, không thể phẫu thuật thì có thể điều trị bằng xạ trị, tuy nhiên về hiệu quả so với việc phẫu thuật vẫn chưa rõ.

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn II

Ung thư trực tràng giai đoạn II đã phát triển qua thành trực tràng nhưng không lan đến các hạch bạch huyết gần đó. 

Hầu hết các trường hợp điều trị bằng hóa trị, xạ trị và phẫu thuật, tuy nhiên thứ tự các phương pháp sẽ khác nhau đối với một số bệnh nhân. Ví dụ như:

  • Kết hợp xạ trị và hóa trị (điều trị bổ trợ), thường dùng nhất là 5-FU và capecitabine (Xeloda).
  • Hóa trị và xạ trị được thực hiện sau phẫu thuật, chẳng hạn như cắt bỏ thấp (LAR), cắt cụt trực tràng qua đường bụng- tầng sinh môn (APR), tùy vào vị trí ung thư trong trực tràng. Trường hợp khối u được thu nhỏ bằng hóa trị hoặc xạ trị, có thể thực hiện cắt bỏ qua hậu môn thay vì LAR hoặc APR để hạn chế xâm lấn, tuy nhiên nhược điểm là không kiểm tra được các hạch bạch huyết lân cận.
  • Hóa trị bổ sung sau phẫu thuật, thường kéo dài khoảng 6 tháng. Thuốc hóa trị có thể sử dụng như FOLFOX (oxaliplatin, 5-FU và leucovorin), 5-FU và leucovorin, CAPEOx (capecitabine cộng với oxaliplatin) hoặc capecitabine dùng riêng lẻ, phụ thuộc vào tình trạng của bạn.
  • Một lựa chọn khác là hóa trị riêng lẻ, sau đó kết hợp hóa xạ trị, cuối cùng là phẫu thuật.

Đối với những bệnh nhân không thể thực hiện hóa trị hay xạ trị vì một số lý do thì buộc phải phẫu thuật, sau đó hóa xạ trị sau.

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn III

Ung thư trực tràng giai đoạn III đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa lan sang các bộ phận khác.

Hầu hết các trường hợp điều trị bằng hóa trị, xạ trị và phẫu thuật, tuy nhiên thứ tự các phương pháp sẽ khác nhau đối với một số bệnh nhân.

Thường thì các bác sĩ sẽ kết hợp hóa trị và xạ trị trước để thu nhỏ khối ung thư sau đó tiến hành phẫu thuật (cắt bỏ thấp LAR hoặc cắt bỏ và nối đại tràng - hậu môn hay cắt cụt trực tràng qua đường bụng- tầng sinh môn APR). Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát trong khung chậu và hạn chế được những tác dụng phụ có thể xảy ra như đối với xạ trị sau phẫu thuật. Trong trường hợp nặng hơn, ung thư đã di căn đến các cơ quan lân cận thì cần phải tiến hành một cuộc phẫu thuật quy mô lớn còn được gọi là chọc dò vùng chậu.

Đối với hóa trị, các lựa chọn thường được sử dụng là FOLFOX (5-FU, leucovorin và oxaliplatin) hoặc CapeOx (capecitabine và oxaliplatin) và thời gian điều trị là khoảng 6 tháng. Nhưng một số bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng 5-FU chỉ với leucovorin hoặc capecitabine, tùy vào tình trạng bệnh.

Một lựa chọn khác là hóa trị riêng lẻ, sau đó kết hợp hóa xạ trị, cuối cùng là phẫu thuật.

Những bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 3 không đủ sức khỏe để phẫu thuật sẽ được chỉ định xạ trị hoặc hóa trị hoặc kết hợp cả 2.

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn IV

Ung thư trực tràng giai đoạn IV đã lan đến các cơ quan và mô ở xa. Các lựa chọn điều trị ở giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư.

Nếu có khả năng loại bỏ hoàn toàn các khối ung thư (vd: chỉ có một số khối u trong gan hoặc phổi), các lựa chọn điều trị phổ biến nhất bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u trực tràng và các khối u ở xa, sau đó là hóa trị (và / hoặc xạ trị trong một số trường hợp).
  • Hóa trị, sau đó là phẫu thuật cắt bỏ khối u trực tràng và các khối u ở xa, cuối cùng có thể thực hiện thêm phương pháp hóa xạ trị kết hợp.
  • Hóa xạ trị, sau đó là phẫu thuật cắt bỏ khối u trực tràng và các khối u ở xa, cuối cùng có thể thực hiện hóa trị.

Nếu vị trí duy nhất ung thư lây lan là gan thì có thể điều trị bằng phương pháp truyền hóa chất động mạch gan nhằm thu nhỏ khối u.

Trong trường hợp tế bào ung thư di căn quá lớn hoặc quá nhiều, không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào việc liệu ung thư có gây tắc nghẽn ruột hay không. Nếu có sự tắc nghẽn thì việc cần làm đó là tiến hành phẫu thuật ngay lập tức. Nếu không thì có thể điều trị bằng hóa trị hoặc liệu pháp nhắm trúng đích, chẳng hạn như:

  • FOLFOX: leucovorin, 5-FU và oxaliplatin (Eloxatin)
  • FOLFIRI: leucovorin, 5-FU và irinotecan (Camptosar)
  • CAPEOX hoặc CAPOX: capecitabine (Xeloda) và oxaliplatin
  • FOLFOXIRI: leucovorin, 5-FU, oxaliplatin và irinotecan
  • Một trong những lựa chọn trên cộng với một loại thuốc nhắm mục tiêu VEGF, (bevacizumab [Avastin], ziv-aflibercept [Zaltrap], ramucirumab [Cyramza]) hoặc EGFR (cetuximab [Erbitux]
  • 5-FU và leucovorin, có hoặc không có thuốc nhắm mục tiêu
  • Capecitabine, có hoặc không có thuốc nhắm mục tiêu
  • Irinotecan, có hoặc không có thuốc nhắm mục tiêu
  • Chỉ cần Cetuximab
  • Chỉ cần Panitumumab
  • Chỉ cần Regorafenib (Stivarga)
  • Trifluridine và tipiracil (Lonsurf)

Việc lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố như những phương pháp đã thực hiện trước đây, tổng trạng cũng như mức độ chịu đựng của bệnh nhân.

Trong trường hợp khối u được thu nhỏ bằng hóa trị, có thể cân nhắc phẫu thuật

Nếu hóa trị thu nhỏ được các khối ung thư thì trong một số trường hợp có khả năng cân nhắc phẫu thuật để loại bỏ tất cả các khối u tại thời điểm đó. Hóa trị liệu có thể được sử dụng sau phẫu thuật.

Nếu khối u không nhỏ lại, có thể kết hợp với các thuốc khác. Đối với những người bị biến đổi gen trong tế bào ung thư, một lựa chọn khác sau khi hoàn thành hóa trị là điều trị bằng thuốc miễn dịch như pembrolizumab (Keytruda).

Đối với bệnh ung thư không thể thu nhỏ bằng hóa trị và lan rộng gây ra các triệu chứng cho bệnh nhân, điều trị được thực hiện để làm giảm các triệu chứng và tránh các vấn đề lâu dài như chảy máu hoặc tắc nghẽn ruột. Điều trị có thể bao gồm một trong những thủ thuật sau:

Loại bỏ khối u trực tràng bằng phẫu thuật

Phẫu thuật tạo ra một vết cắt qua đại tràng và vòng qua khối u trực tràng (Cắt đại tràng chuyển hướng ra da)

Sử dụng tia laser đặc biệt để tiêu diệt khối u trong trực tràng

Đặt stent (ống nhựa rỗng hoặc kim loại) trong trực tràng để giữ không bị tắc; Việc này không yêu cầu phẫu thuật

Liệu pháp chiếu xạ

Hóa trị đơn lẻ

Nếu các khối u trong gan không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật vì chúng quá lớn hoặc có quá nhiều khối u, thì có thể loại bỏ chúng (một phần hoặc toàn bộ) bằng phương pháp phá hủy khối u tại chỗ hoặc điều trị qua đường nội mạch.

Điều trị ung thư trực tràng tái phát

Ung thư tái phát có nghĩa là ung thư quay trở lại sau quá trình điều trị. Có thể nằm ở gần khu vực của khối u ban đầu (tái phát cục bộ) hoặc các cơ quan xa, như phổi hoặc gan. Nếu ung thư tái phát, nó thường xảy ra trong 2 đến 3 năm đầu tiên sau khi phẫu thuật, nhưng cũng có thể tái phát nhiều lần sau đó.

+ Tái phát cục bộ

Nếu ung thư tái phát trong vùng chậu (cục bộ), để điều trị phải tiến hành phẫu thuật nếu có thể. Phẫu thuật này thường mở rộng hơn so với phẫu thuật ban đầu. Trong một số trường hợp xạ trị có thể được hiện trong quá trình phẫu thuật (được gọi là xạ trị trong phẫu thuật) hoặc sau đó. Hóa trị cũng có khả năng được sử dụng sau phẫu thuật. Xạ trị cũng được thực hiện nếu chưa sử dụng trước đó.

+ Tái phát xa

Nếu ung thư tái phát ở vị trí xa hơn trong cơ thể, việc điều trị phụ thuộc vào khả năng loại bỏ được khối u.

Nếu ung thư có thể được loại bỏ, thì phẫu thuật sẽ được tiến hành. Hóa trị được sử dụng trước phẫu thuật (xem Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn IV ở trên để biết danh sách các chế độ thuốc khả thi). Hóa trị cũng được dùng sau khi phẫu thuật. Khi khối u đã di căn đến gan, hóa trị liệu được đưa qua động mạch gan đến gan.

Nếu không thể loại bỏ ung thư bằng phẫu thuật, hóa trị và/hoặc thuốc điều trọ nhắm mục tiêu sẽ được dùng. Đối với người có những biến đổi gen nhất định trong tế bào ung thư, có thể chọn điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Thủ thuật được chọn sẽ phụ thuộc vào người đó đã tiến hành điều trị bằng phương pháp gì trước đó và tổng trạng của họ. Nếu không thể thu nhỏ khối u, có thể thử kết hợp với các thuốc khác.

Đối với ung thư trực tràng giai đoạn IV, phẫu thuật, xạ trị hoặc các phương pháp tiếp cận khác được sử dụng tại một số thời điểm để làm giảm các triệu chứng và tránh các vấn đề lâu dài như chảy máu hoặc tắc nghẽn ruột.

Những bệnh ung thư này thường khó điều trị, vì vậy bạn có thể muốn hỏi bác sĩ liệu có thử nghiệm lâm sàng nào về các phương pháp điều trị mới hơn phù hợp với mình hay không.

Để biết thêm về sự tái phát, hãy xem Tìm hiểu vè tái phát ung thư.

Thông tin điều trị được đưa ra ở đây không phải là chính sách chính thức của Cộng đồng Ung thư Hoa Kỳ và không nằm mục đích tư vấn y tế hay thay thế chuyên môn và đánh giá nhóm chăm sóc ung thư cho bạn. Nó nhằm mục đích giúp bạn và gia đình đưa ra quyết định, cùng với bác sĩ. Bác sĩ có thể đề xuất kế hoạch điều trị khác với các lựa chọn điều trị chung này. Đừng ngần nại hỏi về các lựa chọn điều trị cho mình.

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...