Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến trong điều trị u ác tính ở mắt bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể giúp bảo vệ một số quang trường của mắt, tuy nhiên trong một số trường hợp tia xạ làm tổn thương các bộ phận khác của mắt có thể gây mất thị lực. Một ưu điểm so với phẫu thuật là cấu trúc mắt được bảo tồn, do đó không ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình sau điều trị.
Có nhiều loại xạ trị khác nhau được sử dụng trong điều trị ung thư mắt.
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt những hạt bức xạ nhỏ trực tiếp vào (hoặc rất gần) khối u. Bức xạ từ hạt truyền đi được một khoảng rất ngắn, do đó hầu như chỉ tập trung vào khối u. Chính vì vậy, đây được xem là phương pháp xạ trị phổ biến nhất đối với hầu hết các khối u ác tính ở mắt. Một số nghiên cứu cho rằng xạ trị u mắt đem lại hiệu quả điều trị tương tự với phẫu thuật cắt bỏ mắt.
Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện một cuộc tiểu phẫu để đặt một miếng kim loại tròn nhỏ nhằm giữ các hạt bức xạ nằm đúng vị trí. Cuộc tiểu phẫu này có thể kéo dài từ 1-2 giờ và có thể cần sử dụng đến thuốc gây tê cục bộ và thuốc an thần. Tấm kim loại thường được giữ từ 4-7 ngày tùy vào kích thước khối u và cường độ bức xạ. Do đó bạn nên ở lại bệnh viện cho đến ngày thực hiện phẫu thuật loại bỏ tấm kim loại đó, thường kéo dài khoảng 1 giờ và sau đó bạn có thể về nhà ngay trong ngày. Hiệu quả điều trị có thể nhận thấy được sau khoảng 3-6 tháng.
Phương pháp này có thể loại bỏ khoảng 9 trên 10 trường hợp khối u có kích thước nhỏ đến trung bình nhưng vẫn bảo tồn thị lực ở một số bệnh nhân (tùy thuộc vào vị trí khối u phát triển). Triển vọng về thị lực không tốt trong trường hợp khối u ở gần dây thần kinh thị giác (có tác dụng truyền hình ảnh từ mắt đến não).
Đúng với tên gọi, phương pháp này sử dụng nguồn xạ bên ngoài tập trung chiếu vào vị trí khối u. Đối với khối u ác tính ở mắt, kỹ thuật này thường được giới hạn sử dụng trong trong các phương pháp mới, giúp tập trung các chùm xạ hẹp vào khối u.
Liệu pháp xạ trị sử dụng chùm proton: Thay vì sử dụng tia X như trong liệu pháp xạ trị tiêu chuẩn, phương pháp này sử dụng các chùm proton tập trung vào khu vực ung thư. Khác với tia X, proton giải phóng năng lượng cả trước và sau khi bắn trúng mục tiêu, tuy nhiên không gây hại nhiều đến các mô ảnh hưởng và hạt chỉ phóng năng lượng sau đã đi được một khoảng nhất định. Điều này có nghĩa là chùm proton có thể phát nhiều bức xạ hơn đến khối u nhưng lại ít gây tổn thương các mô lân cận hơn do đó loại điều trị này thường được sử dụng thường xuyên đối với các khối u có kích thước lớn hoặc u nằm gần dây thần kinh thị giác.
Phương pháp này tương tự chụp Xquang nhưng sử dụng với liều bức xạ cao hơn. Trong hầu hết các trường hợp, tổng liều bức xạ sẽ được chia thành các phần nhỏ (thường là từ thứ Hai đến thứ Sáu) để điều trị hàng ngày trong vài tuần. Tuy nhiên phương pháp này không hề gây đau đớn cho người bệnh.
Hiện nay, các thiết bị cần thiết cho phương pháp này chỉ được tìm thấy ở một số trung tâm ở Hoa Kỳ.
Xạ phẫu: Mặc dù có tên như vậy nhưng thực tế không có phẫu thuật nào liên quan đến phương pháp điều trị này. Thuật ngữ "phẫu thuật" được sử dụng để mô tả bản chất của loại bức xạ. Phương pháp này cung cấp một liều bức xạ lớn và chính xác đến khu vực khối u trong lần bắn duy nhất. Tuy nhiên lại không được sử dụng với vai trò là phương pháp điều trị đầu tiên như trong liệu pháp xạ trị u mắt hay xạ trị proton. Một số loại máy được sử dụng trong phương pháp này gồm:
Trong đó, mối quan tâm chính là tổn thương các bộ phận của mắt, dẫn đến các vấn đề như nhìn mờ, khô mắt, đục thủy tinh thể, bong võng mạc, tăng nhãn áp (tăng áp lực trong mắt), rụng mi, các vấn đề liên quan đến tuyến lệ, hoặc chảy máu mắt. Một số phương pháp còn có thể gây mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn, tuy nhiên các tác dụng phụ này thường không xảy ra ngay lập tức mà có thể xấu dần đi theo thời gian. Nguy cơ phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u.
Vì bức xạ chỉ tập trung vào bên mắt có khối u, do đó không ảnh hưởng đến thị lực bên mắt còn lại hoặc gây ra các tác dụng phụ khác liên quan đến xạ trị như rụng tóc hoặc buồn nôn.