Danh mục

Phẫu thuật ung thư mắt

Phẫu thuật được xem là một trong những phương pháp điều trị u ác tính ở mắt, tuy nhiên ngày nay ít được sử dụng hơn xạ trị.

Các loại phẫu thuật trong điều trị ung thư mắt

Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí, kích thước khối u, tình trạng di căn và sức khỏe của người bệnh. Hầu hết các phương pháp này đều cần gây mê toàn thân trước và trong suốt quá trình thực hiện. Sau khi kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân nên ở lại bệnh viện từ 1-2 ngày sau đó. Một số loại phẫu thuật được dùng trong điều trị u ác tính ở mắt bao gồm:

  • Iridectomy: Cắt bỏ một phần mống mắt, thường được dùng trong u sắc tố mống mắt kích thước nhỏ.
  • Iridotrabeculectomy: Cắt bỏ một phần mống mắt, cộng với một phần nhỏ bên ngoài nhãn cầu, có thể dùng trong điều trị u sắc tố kích thước nhỏ.
  • Iridocyclectomy: Cắt bỏ một phần mống mắt và thể mi, có thể dùng trong điều trị u sắc tố kích thước nhỏ.
  • Transscleral resection: Chỉ loại bỏ khối u thể mi hoặc màng mạch. Phương pháp này nên được thực hiện bởi các bác sĩ ở viện ung thư có nhiều kinh nghiệm trong điều trị u ác tính ở mắt vì rất khó để loại bỏ khối u mà không gây tổn thương phần còn lại của mắt (dẫn đến các vấn đề về thị lực nghiêm trọng).
  • Enucleation: Cắt bỏ toàn bộ nhãn cầu (cắt nhân), thường được dùng trong điều trị khối u có kích thước lớn hơn, nhưng cũng có thể sử dụng đối với các khối u nhỏ trong trường hợp mất thị lực hoặc các lựa chọn điều trị khác có thể gây tổn thương thị lực. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cấy ghép quỹ đạo thường được dùng để thay thế nhãn cầu. Chất liệu sử dụng được làm từ silicone hoặc hydroxyapatite (một chất tương tự xương) và được gắn vào các cơ do đó có thể hoàn toàn di chuyển như mắt ban đầu. Sau phẫu thuật vài tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được lắp một mắt nhân tạo phù hợp với mô cấy trên quỹ đạo. Mắt nhân tạo hoàn toàn giống với bên còn lại về kích thước và màu sắc. Một khi mắt giả được lắp đúng vị trí thì khó có thể nhận biết bằng mắt thường.
  • Orbital exenteration: Cắt bỏ quỹ đạo. Loại bỏ nhãn cầu và một số cấu trúc xung quanh như mí mắt, cơ, dây thần kinh và các mô khác bên trong hốc mắt. Phương pháp này không phổ biến nhưng có thể sử dụng đối với các khối u đã phát triển ra bên ngoài nhãn cầu. Tương tự kỹ thuật cắt nhân, sau phẫu thuật bạn sẽ được đặt một mắt nhân tạo vào hốc mắt.

Các rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra

Tất cả phẫu thuật đều có tác dụng phụ, ví dụ như đau, chảy máu, huyết khối, nhiễm trùng và một số biến chứng do gây mê.

Phẫu thuật có thể gây mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn (cắt nhân và cắt bỏ quỹ đạo gây mất thị lực ngay lập tức). Các thủ thuật khác cũng có thể gây mất thị lực nhưng thời gian chậm hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, bệnh nhân đã tổn thương hoặc mất thị lực từ trước do tác dụng của ung thư chứ không phải biến chứng của phẫu thuật.

Việc cắt bỏ nhãn cầu (nhân mắt) gây ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh. Do đó phương pháp cấy ghép mắt nhân tạo giúp hạn chế vấn đề này.

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...