Danh mục

Các yếu tố nguy cơ đối với ung thư ruột non (ung thư biểu mô tuyến)

Yếu tố nguy cơ là bất cứ điều gì có thể làm thay đổi khả năng mắc bệnh ung thư. Mỗi bệnh ung thư đều có các yếu tố nguy cơ khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc, có thể thay đổi được. Nhưng hững yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tuổi tác, lịch sử gia đình, không thể thay đổi được.

Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ không phải là tất cả. Việc có một thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh. Và nhiều người mắc bệnh có thể không xuất hiện bất cứ yếu tố nguy cơ nào hoặc chỉ có một vài yếu tố nguy cơ.

Bởi vì ung thư biểu mô tuyến của ruột non là căn bệnh rất hiếm gặp, vì thế các yếu tố nguy cơ của căn bệnh này rất khó nghiên cứu. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm:

Tình dục

Ung thư ruột non thường xảy ra ở nam giới hơn ở nữ giới.

Tuổi tác

Ung thư ruột non có xu hướng xảy ra ở những người lớn tuổi và được tìm thấy nhiều nhất trong độ tuổi 60 và 70.

Chủng tộc / dân tộc

Người Mỹ gốc Phi thường bị ảnh hưởng căn bệnh ung thư này hơn các chủng tộc / dân tộc khác.

Hút thuốc và sử dụng rượu

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra, hút thuốc hoặc uống rượu có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư ruột non, nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đều phát hiện ra điều này.

Chế độ ăn

Một số nghiên cứu đã khuyến nghị chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm từ thịt chế biến như thịt nguội, xúc xích, thịt bò muối,… có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột non.

Bệnh Celiac

Đối với những người bị bệnh Celiac, chế độ ăn Gluten (một loại Protein có trong lúa mì và một số loại ngũ cốc khác) khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp niêm mạc của ruột. Những người bị bệnh Celiac cũng có nguy cơ cao mắc một số loại ung thư hạch ở ruột được gọi là U lympho tế bào T đường ruột liên quan đến bệnh đường ruột (EATL).

Ung thư đại tràng

Những trường hợp đã từng bị ung thư đại tràng có nguy cơ bị ung thư ruột non cao hơn. Điều này có thể là do các yếu tố nguy cơ chung.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công đường tiêu hóa (GI). Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, nhưng chúng thường ảnh hưởng đến phần dưới của ruột non. Những trường hợp bị tình trạng này có nguy cơ mắc ung thư ruột non cao hơn nhiều (đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến) và thường thấy nhất ở hồi tràng (phần cuối cùng của ruột non, gần đại tràng).

Hội chứng di truyền

Những trường hợp mắc một số tình trạng di truyền có nguy cơ cao bị ung thư ruột non (chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến).

Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP)

Trong tình trạng này, nhiều polyp (thường là hàng trăm) phát triển trong đại tràng và trực tràng. Nếu đại tràng không được loại bỏ, một hoặc nhiều polyp trong số này sẽ trở thành ung thư. Polyp cũng có thể phát triển trong dạ dày và ruột non, và dẫn đến ung thư ở những khu vực này. Trong FAP, hầu hết ung thư ruột non được tìm thấy ở tá tràng. Tình trạng này là do sự thay đổi bất thường (đột biến) trong gen APC.

Hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không đa polyp di truyền - HNPCC)

Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn này là do khiếm khuyết của một trong một số gen sửa chữa bắt cặp sai ADN (Mismatch repair - MMR) chẳng hạn như MLH1, MSH2, MSH6, PMS1 hoặc PMS2. Việc một phiên bản bất thường của bất kỳ một trong số các gen này sẽ làm giảm khả năng sửa chữa các tổn thương DNA của cơ thể. Điều này sẽ khiến nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư ruột non gia tăng đáng kể, cũng như nguy cơ cao mắc ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.

Hội chứng Peutz-Jeghers (PJS)

Những người bị tình trạng này, phát triển polyp trong dạ dày và ruột, cũng như ở các khu vực khác bao gồm mũi, đường hô hấp và bàng quang. Họ có thể xuất hiện các đốm như tàn nhang sẫm màu trên môi, má trong và các khu vực khác. Ngoài ra, hội chứng Peutz-Jeghers cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư biểu mô tuyến của ruột non. Hội chứng này do đột biến gen STK11 (LKB1) gây ra.

Bệnh đa polyp liên quan đến gen MUTYH

Những người mắc hội chứng này có thể phát triển thành ung thư nếu đại tràng không được cắt bỏ. Họ cũng có thể bị polyp trong ruột non và gia tăng nguy cơ bị ung thư ruột non. Mặt khác những bệnh nhân mắc hội chứng này cũng có thể bị ung thư da, ung thư buồng trứng và ung thư bàng quang. Hội chứng này do đột biến gen MUTYH gây ra.

Xơ nang (Cystic fibrosis -CF)

Những người bị tình trạng này có các vấn đề nghiêm trọng về phổi. Thông thường, những người bị xơ nang, tuyến tuỵ không thể tạo ra các Enzym phân hủy thức ăn để có thể hấp thụ được. Ngoài ra, nguy cơ bị ung thư ruột non của họ cũng gia tăng đáng kể. Một đứa trẻ phải có 2 bản sao bất thường của gen CFTR (một bản từ cha và mẹ) mới mắc bệnh này.

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...