Những hỏi - đáp về ung thư ruột

Những hỏi - đáp về ung thư ruột

Hỏi: Người bị ung thư ruột phải có triệu chứng như đau bụng nhiều, xuống cân, đi cầu ra máu, phân đen. Nếu cơ thể khỏe mạnh không có triệu chứng trên thì không có bị ung thư ruột. 

Trả lời:

Ung thư có thể tạo ra các triệu chứng kể trên nhưng đôi khi các triệu chứng chí phát ra khi bệnh quá trễ và ung thư lan khắp nơi, chữa trị không kết quả. Ung thư ruột là một bệnh trầm lặng vì nhiều người bị ung thư ruột mà hoàn toàn không có triệu chứng gì cả. Một thí dụ tương tự, bệnh nhân bị ung thư vú mà lúc phát ra triệu chứng như vú bị đau, bị nổi hạch sưng to hay chảy máu thì có thể là quá trễ vì ung thư đã lan đi. Vú nằm ngoài trên ngực mà nhiều bệnh nhân còn không biết huống chi ung thư nằm trong lòng ruột và ruột nằm trong bụng được che đậy bởi các lớp da, thịt, và mỡ bụng.


Hỏi: Người ăn chay thường kiêng ăn mỡ, thịt, nằm đất tụng kinh thì không bị ung thư ruột?

Trả lời:

Ung thư ruột thường là bệnh ở người trung niên tuổi trên 50. Có 95% những người bị ung thư ruột ở tuổi trên 50. Ngoài yếu tố trên ung thư ruột không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, quyền cao chức trọng, tu hành hay phàm phu tục tử. Cựu tổng thống Reagan, Đức Giáo Hoàng, Tối cao Pháp Viện Babe Ginsburg đều bị ung thư ruột. Người ăn chay trường không có ăn thịt mỡ có thế giảm tỷ lệ ung thư như ruột nhưng không có nghĩa là sẽ không bị ung thư ruột. 


Hỏi: Đi ngoài ra máu là do bệnh trĩ chứ không phải ung thư ruột?

Trả lời:

Triệu chứng thông thường của bệnh trĩ là chảy máu nhất là ở các người trẻ tuổi. Tuy nhiên, ung thư một cũng làm đi cầu ra máu nhất là các người lớn tuổi. Không thể chắc chắn 100% đi cầu ra máu là do bệnh trĩ mà không đi khám bệnh. Bệnh nhân có thể cần phải nội soi một đế xác định lý do bị chảy máu hậu môn.


Hỏi: Nội soi ruột già có phải rất là đau đớn và nguy hiểm tới tính mạng?

Trả lời:

Đa số bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau bụng khó chịu trong khi nội soi, vì bác sĩ thường cho thuốc giảm đau và an thần qua nước biển trong khi nội soi. Chỉ có một số rất ít là có thể bị đau nhiều, thường là do một dài ngoằn ngoèo hay bị mổ bụng trước đó, nên một có thể dính lại làm cho nội soi khó và lâu. Nội soi ruột già thường chỉ mất khoảng nửa giờ đồng hồ. Sau khi nội soi bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe mạnh, ăn uống, đi đứng bình thuồng ngay trong ngày. Một số có thể cảm thấy mệt hay chóng mặt vì ngày hôm trước phái uống thuốc số và nhịn ăn. Nội soi ruột già rất là an toàn. Các rủi ro có thể xảy ra với nội soi ruột già là lúng ruột hay chảy máu nếu có bướu ruột bị cắt. Tỷ lệ này rất thấp dưới 1 cho mỗi ngàn người nội soi.


Hỏi: Mẹ tôi mất cách đây 6 tháng vì bệnh ung thư ruột già. Nghe nhiều người nói bệnh này có thể di truyền, có dũng không? Triệu chứng của bệnh thế nào? Tôi cần dự phòng ra sao?

Trả lời:

Hiện chưa xác định được các nguyên nhân gây ung thư trực tràng (trong đó có ung thư ruột già), nhưng người ta đã biết một số bệnh lý viêm ruột nặng và một chế độ dinh dưỡng giàu chất béo động vật và thiếu chất xơ là các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện bệnh. Ngoài ra, có 5% trường hợp ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền, nhất là ớ các gia đình có bệnh đa polyp ở niêm mạc đại trực tràng.

Như vậy, không phải mẹ bạn có bệnh ung thư đại trực tràng thì bạn chắc chắn sẽ mắc bệnh. Chỉ có thể nói là bạn có nguy cơ bị bệnh lớn hơn so với những người khác.

Để dự phòng, bạn nên duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối, điều hòa, đa dạng giữa các chất đường, đạm, mỡ, các vitamin và yếu tố vi lượng. Do có nguy cơ cao hơn người khác, bạn nên có kế hoạch thăm khám tầm soát bệnh trước thời hạn 50 tuổi (tuổi có tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cao). Nên bắt đầu việc làm này ngay từ năm 40 tuổi, 1 - 2 năm một lần và chú ý thăm khám ngay khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau: 

- Thay đổi tính chất phân (táo, lỏng hoặc xen kẽ khi táo, khi lỏng) trong nhiều tuần lẻ. 

- Có triệu chứng chuột rút thường xảy ra trong thời gian trên 2 tuần. 

- Có máu trong phân hoặc phân mỏng dẹt thành dải. 

- Cảm giác đầy bụng, chướng hơi ở thượng vị. 

- Thường có cơn đau. 

- Thường xuyên mót đi ngoài nhưng khối lượng phân ít. 

- Có cảm giác đi đại tiện không hết. 

- Sút cân không lý giải được nguyên nhân. 

- Thường xuyên mệt mỏi.


Hỏi: Làm sao để tránh bệnh ung thư ruột? 

Trả lời:

Nghiên cứu cho thấy, ung thư ruột thường mọc từ từ theo thời gian từ bướu ruột ra. Nếu bướu ruột được tìm ra sớm và cắt bò đi thì sẽ giúp ngừa phòng ung thư ruột.

Thuốc có thể làm tăng tỷ lệ nguy cơ ung thư ruột, vậy tốt nhất là nên tránh và bỏ hút thuốc. 

Thức ăn nhiều mỡ có thế làm tăng tỷ lệ ung thư ruột. Vậy nên bớt ăn mỡ và nên dùng thức ăn có nhiều chất sợi (fiber). 

Nghiên cứu gần đây cho thấy, thuốc Aspirin ngay cả liều nhỏ 81mg mỗi ngày cũng có thể làm giảm bị bướu ruột.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...