Kết cấu của ruột non như thế nào?
Ruột non bắt đầu từ môn vị dạ dày, đầu cuối nối với hồi tràng, dài khoảng 5-7 mét, gấp 3 lần chiều dài cơ thể, là cơ quan dài nhất của cơ thể người. Ruột non gồm 3 phần: tá tràng (đoạn cong, ngắn, cố định thành sau bụng), hỗng tràng và hồi tràng (hai đoạn cuốn vòng tương đôi lớn và có thể di động), chúng đều là bộ phận tiêu hóa, hấp thu thức ăn, ống mật và ống tụy đều thông ở tá tràng.
Tá tràng bắt đầu ở môn vị, là đoạn đầu to nhất, ngắn nhất của ruột non, dài khoảng 25cm, chia ra phần hình cầu, phần xuống, phần bằng và phần lên. Tá tràng có hình chữ C ôm lấy phần đầu tuyến tụy, cố định thành sau bụng. Phía trước tá tràng là đại tràng ngang, phía trên bên phải là gan và túi mật.
Hỗng tràng và hồi tràng chiếm phần lớn chiều dài của ruột non, khoảng 5-7 m, bắt đầu từ chỗ cong tá tràng hỗng tràng, kết thúc ở chỗ giáp với hồi tràng manh tràng. Hỗng tràng và hồi tràng có thể tự do hoạt động trong khoang bụng, 2/5 trước trên là hỗng tràng, chủ yếu phân bố trên, giữa trái và ở bụng giữa, 3/5 sau là hồi tràng, chủ yếu phân bố ở bụng dưới, bụng dưới phải và khung chậu. Đầu cuối hồi tràng nối với đại tràng.
Thành ruột được cấu tạo bởi cơ vòng và cơ dọc, trong được bao bọc bởi niêm mạc, ngoài có màng nhầy. Niêm mạc ruột non do nhiều lông nhung tạo thành, tăng đáng kể diện tích bề mặt ruột, giúp hấp thu chất dinh dưỡng đưa vào máu.