Những xét nghiệm nào thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường?
Thông thường, có ba loại xét nghiệm để chẩn đoán được bệnh nhân tiểu đường. Và tất cả các loại xét nghiệm sẽ được lặp lại 2 lần để xác định xem liệu kết quả có đúng hay không.
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Được tiến hành khi bạn đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, được thực hiện vào buổi sáng trước khi bạn ăn. Chỉ số cho ra ở mức lớn hơn hoặc bằng 126 mg / dL, có nghĩa là bạn bị tiểu đường.
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT): Bạn nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm xét nghiệm, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose và sau đó bạn sẽ được kiểm tra mức đường huyết của mình sau mỗi 30 đến 60 phút trong tối đa 3 giờ. Nếu mức glucose là 200 mg / dL hoặc cao hơn sau 2 giờ, thì bạn có thể bị tiểu đường.
- Xét nghiệm HbA1c: là xét nghiệm máu đơn giản cho thấy lượng đường trong máu trung bình của bạn trong 2-3 tháng qua. Mức A1C từ 6,5% trở lên có thể có nghĩa là bạn bị tiểu đường.
- Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm thêm 8 chất tự kháng thể vận chuyển kẽm (ZnT8Ab). Xét nghiệm này cùng với các thông tin và kết quả của những xét nghiệm khác, sẽ giúp bác sĩ xác định xem bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường loại nào. Mục tiêu của việc xét nghiệm ZnT8Ab là chẩn đoán nhanh chóng và chính xác và điều đó có thể dẫn đến việc điều trị kịp thời.