Dinh dưỡng phục vụ giải độc

Dinh dưỡng phục vụ giải độc

1. Chế độ ăn uống giải độc

Chế độ ăn uống giải độc của bạn phần nào phụ thuộc vào vấn đề cá nhân. Các bữa ăn này sẽ tùy theo lối sống, cân nặng, tình trạng thể chất và các yếu tố khác của bạn. Các đề nghị ở đây lưu ý bạn bắt đầu theo hướng hợp lý nhất.

a) Bữa sáng:

Vào lúc thức dậy, uống một ly nước ấm có pha vài giọt chanh (khoảng 250 - 300ml), nếu muốn. Chọn bữa sáng gồm 1 trong các món như sau:

- Cháo gạo lứt đặc (tốt nhất từ nguyên liệu sạch - không được canh tác bằng phân hóa học hoặc thuốc trừ sâu). Uống nước táo ép, nước lọc hoặc sữa đậu nành.

- Ăn cháo đặc hoặc bữa điểm tâm với hai thìa hạt mè đen.

- Sữa chua rắc thêm các loại hạt lên trên mặt và một loại trái cây giàu enzyme tươi nào đó như đu đủ, dứa hoặc quả mọng như táo, lê. Bạn cũng có thể trộn lẫn các thành phần này với nhau để làm hỗn hợp sữa chua trái cây.

- Hai quả trứng luộc với bánh gạo, bánh yến mạch hoặc các loại bánh tương tự.

b) Bữa trưa và bữa tối

Đối với các bữa chính này, có nhiều chọn lựa:

 - Cá có dầu hoặc thịt gia cầm với nhiều rau.

- Kết hợp món chay với đậu hũ, đậu Hà Lan.

- Canh rau hoặc rau luộc nhừ.

- Gạo lứt với rau xào hoặc luộc nhừ. Chọn các loại rau củ có màu giàu chất dinh dưỡng như cà chua, bông cải xanh, cà rốt, hành tỏi.

- Một ly nước rau ép như cà rốt, cần tây, gừng với các loại trái cây.

- Sữa chua.

c) Đồ uống:

- Trà thảo dược, trà xanh hoặc thay cà phê bằng một ly sữa bò.

2. Thực phẩm thông thường có chức năng giải độc

 Artichoke (Atisô)

Artichoke là một thuốc bổ gan nổi tiếng, nó tăng khả năng giải độc và sản xuất mật. Nhờ tác dụng lọc và bảo vệ nên artichoke thường được chọn để giải độc gan và giảm bớt bệnh gan. Nước artichoke là phương thuốc quan trọng cho gan khi cần được khôi phục. Chất cynarine thực vật giúp tiết mật và nhiều nghiên cứu cho thấy các thành phần khác trong artichoke hạ thấp mức cholesterol và cải thiện khả năng chuyển hóa chất béo. Hoạt tính lợi tiểu của artichoke có tác dụng giải độc trên thận.

* Lợi ích giải độc:

- Lọc và bảo vệ gan.

- Có tác dụng lợi tiểu trên thận.

Bông cải xanh

Viện Ung thư Quốc gia Anh đánh giá bông cải xanh rất giàu nguồn indole-3 carbinol, một hợp chất biến đổi các hormone thành các hợp chất chống ung thư. Bông cải xanh tăng mức glutathione, một chất chống oxy hóa quan trọng để giúp gan bài tiết các độc tố. Nó còn chứa sulforaphane, một chất dinh dưỡng thực vật có khả năng kích thích các enzyme của gan ở bước giải độc II và khử hoạt tính của các tế bào ung thư. Hạt bông cải xanh nảy mầm cũng có gấp 50 tới 100 lần lượng hợp chất chống ung thư so với bông cải xanh.

* Lợi ích giải độc:

- Tăng mức enzyme giải độc.

- Có thể khử hoạt tính của các tế bào ung thư.

Cải bắp

Cải bắp là chất giải độc mạnh ở giai đoạn III. Nó là nguồn các chất hóa học lấy được từ glucosinolate, được gọi là Indole giúp chống ung thư. Nhiều cuộc nghiên cứu liên quan đến các chế độ ăn nhiều cải bắp và các rau họ cải cho thấy ít có rủi ro bị ung thư. Các chất Indole, Flavonoid và Carbinol trong cải bắp ngăn chặn các tác nhân gây ung thư bằng cách kích thích các enzyme của gan ở bước 1 và 2. Cải bắp cũng giúp tăng sự sản xuất Glutathione của cơ thể mà gan cần để bài tiết các độc tố như khói xe và thuốc lá.

* Lợi ích giải độc: 

- Giúp gan giải độc cơ thể.

- Có các chất chống ung thư rất có ích.

Cải xoong

Vị cay của cải xoong là do chất dầu mù tạc benzyl (cũng có ở lá sen cạn), một chất kháng sinh mạnh có lợi cho ruột kết và hệ vi sinh đường ruột. Cải xoong lọc máu, loại thải các acid chuyển hóa và các chất cặn bã khỏi cơ thể, vì vậy việc ăn nhiều cải xoong sẽ tăng cường sức đề kháng tự nhiên và giúp giải độc cơ thể. Nó đặc biệt giàu khoáng chất, bao gồm calcium và sắt, beta-carotene và vitamin C. Nó cũng chứa Isothiocyanate thực vật có thể giải độc các chất gây ung thư.

Chanh

Vỏ chanh và phần ruột của nó có rất nhiều chất hóa học thực vật. Các chất này bao gồm Limonene và các Limonoid khác mà chúng có khả năng kích thích cả enzyme trong một phần của quá trình giải độc của gan. Vitamin C trong chanh giúp duy trì hệ miễn dịch.

Chanh có vị chua, một mùi vị có liên quan đến hành Mộc và gan trong y học cổ truyền Trung Quốc. Chúng có thể đem lại lợi ích cho gan ở giai đoạn III của chương trình giải độc: Pha nửa trái chanh với nước, uống vào mỗi buổi sáng giúp giải tỏa “tình trạng xung huyết ở gan”. Khi vắt chanh, dùng toàn bộ trái đều có ích - phần nước (âm) và phân ruột xốp và vỏ (dương) trong y học cổ truyền Trung Quốc.

* Lợi ích giải độc:

- Kích thích các enzyme giải độc.

- Giúp giải tỏa “sung huyết ở gan” theo y học cổ truyền Trung Quốc.

Gừng (Zingiber officinale):

Đây là thảo mộc có tác dụng kích thích cần thiết cho giai đoạn giải độc 1 vì nó là một trong các gia vị cải thiện khả năng tiêu hóa tốt nhất: Giảm đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, gừng kích thích “nhiệt tiêu hóa” và được coi là chất tăng khả năng sản xuất sinh lực và tăng mức chuyển dưỡng. Một tách trà gừng đậm trước bữa ăn nửa giờ có thể giúp kích thích tiết dịch tiêu hóa, vì vậy giúp tiêu hóa hiệu quả.

* Lợi ích giải độc:

- Cải thiện quá trình tiêu hóa của cơ thể.

- Làm dịu cơn đau do khó tiêu.

* Cách làm trà gừng:

Nghiền một miếng gừng tươi đủ cho 2 muỗng canh gừng.

Cho vào ly có sẵn trà và pha với nước sôi. Đậy lại và để khoảng 10 phút. Lọc trà này trước khi uống và cho thêm mật ong nếu cần.

Để có thêm tác dụng làm nóng, cho thêm một ít gừng vào nước uống này và nhai cả bã gừng.

Khoai lang

Khoai lang tươi có màu vàng nhạt, có sắc tố của carotenoid beta-carotene, một chất chống oxy hóa mạnh, nó biến thành vitamin A trong gan. Beta-carotene có thể làm cho các gốc tự do thành kháng độc hại, các chất này là các sản phẩm phụ có hại của quá trình biến dưỡng và ô nhiễm. Nếu để mặc không quan tâm đến các gốc tự do này, thì chúng có thể làm hại các tế bào và bắt đầu biến thành dạng tế bào ung thư. Cả loại khoai lang trắng ngà và vàng nhạt đều rất giàu Carbohydrate, Potasssium và Vitamin C và E. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng khoai lang làm ấm dạ dày, củng cố các cơ quan nội tạng và hỗ trợ sinh khí.

Rau xà lách trộn

Chứa Vitamin C, Beta-carotene, Flavonoid và Folic acid cũng như chất xơ, lá rau xà lách trộn có nhiều tác dụng bảo vệ chống ung thư. Rau diếp chứa Zeaxanthin, một chất chống oxy hóa thực vật quan trọng; rau diếp xoăn có nhiều chất Quercetin hơn gấp mười lần rau diếp khác, làm cho loại rau này có các đặc tính chống oxy hóa mạnh nhất. Rau diếp xoăn giải độc và thanh tẩy đường tiêu hóa, nó có nhiều Fructo-oligosaccharide (FOS) tăng cường hoạt tính của vi khuẩn có lợi ở ruột. 

* Lợi ích giải độc: 

- Có rất nhiều chất chống oxy hóa.

- Thanh tẩy đường tiêu hóa.

Rong biển

Không nên đánh giá thấp giá trị của rong biển trong việc giải độc giai đoạn II của bạn. Các đặc tính làm lành vết thương và làm dịu đau sẽ củng cố hệ miễn dịch và đường dạ dày - ruột. Chúng là nguồn chất đạm và chất xơ hòa tan được cho là cần thiết, chúng có hàm lượng khoáng chất rất cao. Mức Iodine và Selenium cao làm cho chúng cũng là chất chống oxy hóa mạnh. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rong biển được dùng để cải thiện khả năng chuyển hóa nước của cơ thể, làm sạch hệ bạch huyết và tạo độ kiềm cho máu. Nori, Wakame và Kombu là các loài tảo biển có tác dụng rất tốt đã được kiểm chứng.

Sữa chua

Sữa chua đã được biết đến từ lâu về khả năng làm mất hiệu lực của vi khuẩn và diệt khuẩn, nhưng nghiên cứu hiện nay cho thấy vi sinh vật có lợi (Bifidobacterium bifidum và Lactobacillus acidophilus) trong sữa chua sẽ ngăn chặn sự hình thành các hợp chất gây ung thư và vì vậy chúng tăng khả năng của hệ miễn dịch. Các vi sinh vật có lợi giúp quá trình giải độc bằng cách giảm viêm và tạo thuận lợi cho việc tẩy ký sinh ở ruột gây hại cho thành ruột. Nếu bạn bị rối loạn ruột, dùng chất bổ sung vi sinh vật có lợi. Ăn sữa chua thời gian dài có thể tăng Gamma inteferon, một loại protein tăng cường khả năng miễn dịch để ngăn chặn sự phát triển của siêu vi.

* Lợi ích giải độc:

- Hỗ trợ vi khuẩn có lợi ở ruột.

- Chống siêu vi và vi khuẩn.

- Giảm nhiễm nấm.

Táo

Những người áp dụng liệu pháp thiên nhiên coi trọng táo vì các đặc tính giải độc của chúng và khả năng loại thải chất độc khỏi cơ thể bằng cách tác dụng vào thận. Ở giai đoạn III, dùng táo kết hợp với nước ép để có khả năng giải độc mạnh. Táo chứa Malic và Tartaric acid rất tốt cho khả năng tiêu hóa các loại thực phẩm béo có nguy cơ làm cho gan suy nhược. Táo có nhiều Pectin, một chất xơ hòa tan được, có thể liên kết với các kim loại nặng như chì và thủy ngân và bài tiết chúng cùng với cholesterol.

* Lợi ích giải độc:

- Giải độc thận và gan.

- Giúp bài tiết các kim loại nặng và cholesterol.

Tỏi (Allium sativum)

Khi nghiền nát, tôi sản sinh ra Allicin, hợp chất kháng sinh và chống nấm, ngoài ra nó còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp cô lập và tiêu diệt các gốc tự do. Tỏi có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn và siêu vi, ký sinh trùng và nấm có hại. Ngay cả một liều dùng nhỏ, tỏi cũng có tác dụng loại thải các vi sinh vật có hại khỏi ruột. Nó còn là một thảo mộc giải độc quan trọng ở giai đoạn II, vì mối quan hệ với hành Kim trong y học cổ truyền Trung Quốc. Có thể dùng tỏi bất kỳ lúc nào trong suốt giai đoạn giải độc II.

* Lợi ích giải độc:

- Chất chống oxy hóa và chống vi khuẩn mạnh.

- Hỗ trợ hành Kim trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Trứng

Cũng là nguồn chất đạm rất tốt, trứng rất giàu các sinh tố, nhất là A, B complex, D và E, các khoáng chất (kẽm, sắt trong lòng đỏ) và các Amino acid, như Methionine và Cysteine. Lòng đỏ trứng chứa dưỡng chất Lecithin, chất Choline có chức năng quan trọng trong nhiều chức năng chuyển hóa, bao gồm chuyển hóa chất béo, điều này làm cho nó rất thích hợp cho việc giải độc giai đoạn I. Lòng đỏ trứng chứa cholesterol, nhưng cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy nó không làm tăng cholesterol trong máu. Hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO) nói rõ mỗi tuần ăn 10 quả trứng có thể không có vấn đề gì.

* Lợi ích giải độc:

- Nguồn đạm chất lượng cao.

- Chứa các amino acid hỗ trợ khả năng giải độc.

3. Uống trà (chè)

Trà liệu là giải pháp phối hợp trà và thức ăn với mục đích dưỡng sinh, giải độc và phòng trị bệnh. Trà là một loại nước uống thông dụng hàng đầu, giá trị dinh dưỡng và chức năng giữ gìn sức khỏe từ lâu đã được mọi người thừa nhận. Trong trà có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng và thành phần dược tính như các vitamin, các muối vô cơ, các amino acid.

Giới y học Nhật Bản qua nghiên cứu đã thấy rằng uống trà có 10 điều tốt cho sức khỏe con người:

a) Trà làm hưng phấn tinh thần, nhuận da, tăng cường tư duy và trí nhớ.

b) Trà giúp tiêu trừ mệt mỏi, thúc đẩy trao đổi chất, duy trì chức năng bình thường của tim, huyết quản và dạ dày, ruột.

c) Uống trà rất tốt cho răng lợi.

d) Trong trà có không ít các nguyên tố vi lượng có ích đối với cơ thể.

e) Trà có tác dụng ức chế ung thư, uống trà có thể ức chế sự đột biến của tế bào ung thư.

f) Trà có chứa kẽm là nguyên tố vi lượng không thể thiếu với phụ nữ mang thai.

g) Trà có tác dụng ức chế sự lão hóa của tế bào làm cho con người kéo dài tuổi thọ.

h) Uống trà có tác dụng phòng chống xơ cứng động mạch, cao huyết áp và tắc động mạch.

l) Uống trà có thể làm hưng phấn trung khu thần kinh, nâng cao năng lực vận động và thành tích thi đấu của các vận động viên.

j) Uống trà có hiệu quả làm đẹp và giảm béo.

Mỗi ngày bạn uống 8g trà xanh có thể cung cấp 50% vitamin E cho cơ thể và 20% vitamin A.

* Phương pháp

Mỗi ngày uống 5 - 8g trà, các loại thực phẩm phối hợp như hoa tươi và hoa khô (Cúc, Tường vi...) hay các loại quả, có thể dùng mật ong, sữa và các loại gia vị như gừng, muối, hành, giấm chung với trà. Nói chung dùng 1, 2 loại thực phẩm với trà chỉ cần hãm trong ít phút là có thể uống được.

* Điều chú ý tránh khi uống trà

Lúc bụng đói không nên uống trà, hoặc sau khi ăn cơm no không lập tức uống trà, trước khi đi ngủ không nên uống trà, không uống trà với thuốc, kỵ uống trà quá nóng, không nên uống trà đặc hay uống trà lạnh, không uống trà để quá lâu, hoặc uống nước trà để cách đêm.

* Những người không nên uống trà

a) Những người thần kinh suy nhược, mất ngủ, lao phổi do chất caffeine trong trà làm con người hưng phấn, làm sự trao đổi chất tăng cao, từ đó làm người bệnh đang cần nghỉ ngơi yên tĩnh lại không thể nghỉ và ngủ được.

b) Những người viêm loét dạ dày không nên uống trà: Chất caffeine trong trà sẽ kích thích dạ dày tiết ra dịch tiêu hóa, từ đó làm bệnh trầm trọng thêm.

c) Những người bị táo bón: Trà làm nhu động ruột hoạt động kém đi, tình trạng táo bón nặng thêm.

d) Phụ nữ cho con bú. Chất caffeine trong trà sẽ qua sữa vào cơ thể trẻ làm cho trẻ phát sinh chứng co thắt ruột và hay khóc về đêm.

e) Phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai mà uống trà quá nhiều sẽ làm cho đứa trẻ sinh ra nhẹ cân.

* Các bài trà thuốc thường dùng:

1) Cảm mạo

- Trà muối: Trà 3g, muối ăn 1g hãm nước sôi sau 5 phút có thể dùng, ngày uống 4-6 lần.

- Trà gừng: Gừng, đường đỏ, hồng trà lượng vừa đủ. Gừng rửa sạch, bỏ vỏ, thêm hồng trà, đường đỏ đun hoặc hãm uống ngày 1-2 lần, liên tục 3-5 ngày.

2) Đau đầu

Trà gừng hành: Hành củ, gừng già mỗi thứ 15g, trà 10g. Hành đập nhỏ, gừng thái lát mồng đem đun cùng với nước và trà, uống lúc còn nóng.

3) Ho

- Trà gừng: Gừng 10g, rửa sạch bỏ vỏ thêm 5g trà đun lấy nước uống sau khi ăn cơm.

- Trà hoa cúc: Hoa cúc khô, trà; mỗi thứ 2g hãm với nước sôi trong 5 phút, mỗi ngày uống 1 cốc sau ăn.

4) Viêm họng

- Trà mật ong: Trà xanh lượng đủ dùng đem hãm trong cốc nước sôi, đợi đến khi nhiệt độ trong cốc xuống còn 60-70% thì cho thêm 1, 2 thìa mật ong, cứ nửa giờ lại uống 1 lần, ngày vài lần.

- Trà hoa Tường vi: Hoa tường vi 2 - 3g rửa sạch, hãm nước sôi làm trà uống.

5) Viêm khí quản

- Trà dứa: Thịt quả dứa 100g, đun với nước cho sôi, để hơi nguội, thêm 20g mật ong rồi uống.

6) Viêm khí quản, khò khè

- Trà gừng: Gừng (bỏ vỏ) 10 lát, trà 8g đun lấy nước uống.

7) Tiêu hóa không tốt

- Trà sữa: Sữa bò tươi nửa cốc, đường trắng 10g, trà 3g. Sữa đun lên cho thêm đường trắng rồi cho trà vào hãm uống.

8) Viêm dạ dày mạn

- Trà vỏ quýt: Vỏ quýt 10g, một ít đường trắng hãm với nước sôi.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...