Đại cương về vitamin
Chất dinh dưỡng trong thức ăn
Trong thức ăn có 6 loại chất dinh dưỡng: protein, lipit, cacbohydrat (đường), vitamin, chất khoáng (muối vô cơ) và nước. Tác dụng của chúng là giữ gìn và cấu tạo nên các tổ chức của cơ thể, cung cấp năng lượng, điều tiết quá trình chuyển hóa, duy trì sự sống.
Trong đó, tác dụng chủ yếu của cacbonhydrat và lipit là cung cấp năng lượng, protein và chất khoáng dùng để cấu tạo nên các tổ chức, vitamin và chất khoáng có thể điều tiết sự chuyển hoá của cơ thể.
Phân loại vitamin
Vitamin có thể phân thành 2 loại; hoà tan trong nước và hoà tan trong mỡ. Chúng đều có công năng riêng, chúng có nhiệm vụ điều tiết quan trọng trong hoạt động sống của cơ Vitamin có thể phân thành 2 loại: hòa tan trong nước và hoà tan trong mỡ. Chúng đều có công năng riêng, chúng có nhiệm vụ điều tiết quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Vitamin hòa tan trong mỡ có vitamin A, D, E, K; vitamin hòa tan trong nước gồm có vitamin nhóm B và vitamin C, P.
Công dụng của các loại vitamin chủ yếu
- Vitamin A (retinol): Có tác dụng chống bệnh khô mắt, tham gia bảo vệ thị lực, đề phòng tế bào biểu bì bị sừng hóa, thúc đẩy sinh trưởng. Vitamin A chủ yếu có trong các thức ăn như: cà rốt, gan, rau xanh, dầu gan cá…
- Vitamin E (tocopherol): Phòng chống lão hoá, bảo vệ da, thúc đẩy tuần hoàn máu, chủ yếu có trong các loại lương thực ngũ cốc, rau xanh, dầu mỡ, quả khô…
- Vitamin D: Điều tiết sự chuyển hóa canxi, phốt pho, rất quan trọng đối với xương, răng. Vitamin D chủ yếu có trong lòng đỏ trứng, gan, sữa, cá…
- Vitamin K (vitamin cầm máu): Giúp cho máu đông. Có trong rau chân vịt, su hào, súp lơ, gan.
- Vitamin B1 (thiamin): Chống viêm thần kinh đề phòng phù thũng, tham gia chuyển hóa đường, có tác dụng điều tiết quan trọng đốỉ với thần kinh, tiêu hoá, cơ bắp... Vitamin Bi chủ yếu có trong lương thực ngũ cốc, đậu, gan, thịt nạc
- Vitamin B2 (riboflavin): Có quan hệ chặt chẽ đối với quá trình sinh trưởng phát triển da, niêm mạc, mắt và sự chuyển hoá chất. Vitamin B2 có trong rau xanh, đậu, sữa…
- Vitamin B3 (niacin, axit nicotinic): Tham gia chuyển hóa đường và lipit, giúp da và tóc giữ được trạng thái tốt đẹp nhất. Vitamin B3 có trong rau xanh, sữa, lòng đỏ trứng
- Vitamin B5 (axit panothenic): Điều tiết hệ thống thần kinh, giảm cholesterol trong huyết thanh. Vitamin B5 chủ yếu có trong các loại rau lá, ngũ cốc, lạc, gan.
- Vitamin B6 (pyridoxic): Duy trì chuyển hóa protein, là chất an thần, thúc đẩy phát triển, cần thiết cho da và ngực phát triển. Có trong lương thực ngũ cốc, đậu, sữa.
- Vitamin B11 (axit folic): Điều khiển hệ thống huyết dịch, thúc đẩy tế bào phát triển. Vitamin B11 có chủ yếu trong rau xanh.
- Vitamin B12 (calabasimin): Là vitamin không thể thiếu được cho máu thần kinh, đường ruột. Có trong các loại tảo biển, gan, thức ăn lên men.
- Vitamin H (biotin): Thúc đẩy chuyển hóa chất béo, bảo vệ da và thần kinh, có trong sữa, gan, thịt, cá…
- Vitamin C (axit ascorbic): Thúc đẩy tế bào sinh trưởng và hình thành kháng thể, phòng chữa bệnh hoại huyết. Có trong rau xanh và hoa quả.
- Vitamin P (bioflavonoit): Giúp cơ thể hấp thu vitamin c, bảo vệ và duy trì công năng của mạch máu, có trong quýt cam, chanh, rau cần...