Bạn đã ngủ đủ giấc hay chưa?
Thông thường thời gian giấc ngủ của một người cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác. Nhưng nhìn chung:
- Trẻ sơ sinh (tuổi từ 0-3 tháng) cần 14-17 giờ mỗi ngày.
- Trẻ sơ sinh (từ 4-11 tháng tuổi) cần 12-15 giờ mỗi ngày.
- Trẻ mới biết đi (độ tuổi 1-2 tuổi) cần khoảng 11-14 giờ mỗi ngày.
- Trẻ em mầm non (độ tuổi 3-5) cần 10-13 giờ mỗi ngày.
- Trẻ em trong độ tuổi đi học (độ tuổi 6-13) cần 9-11 giờ mỗi ngày.
- Thanh thiếu niên (tuổi từ 14 đến 17) cần khoảng 8-10 giờ mỗi ngày.
- Hầu hết người trưởng thành cần 7 đến 9 giờ một đêm để có giấc ngủ tốt nhất, mặc dù một số người có thể ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn (6 giờ hoặc 10 giờ ngủ) mỗi ngày.
- Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) cần 7-8 giờ ngủ mỗi ngày.
- Phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ thường cần ngủ nhiều giờ hơn so với bình thường.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, ngay cả trong các hoạt động nhàm chán, điều này chứng tỏ bạn vẫn chưa ngủ đủ.
Thiếu ngủ
Cảm giác buồn ngủ của một người cũng tăng lên nếu người đó bị thiếu ngủ trong những ngày trước. Nếu ngủ quá ít sẽ tạo ra "thiếu ngủ". Cuối cùng, cơ thể của bạn sẽ yêu cầu trả nợ.
Cho đến nay mọi người dường như chưa thích nghi với việc ngủ ít hơn mức cần thiết. Mặc dù bạn có thể quen với lịch trình mất ngủ, nhưng khả năng phán đoán, thời gian phản ứng và các chức năng khác của bạn sẽ bị suy giảm.
Hậu quả của việc ngủ quá ít
Ngủ quá ít có thể gây ra:
- Vấn đề bộ nhớ.
- Cảm thấy áp lực.
- Làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gia tăng khả năng bị bệnh.
- Tăng nhận thức về nỗi đau.
Nguy cơ thiếu ngủ
Nhiều nghiên cứu cho thấy rõ rằng thiếu ngủ là rất nguy hiểm. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy những người thiếu ngủ được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ phối hợp tay - mắt, và họ thực hiện rất kém hoặc tệ hơn so với những người say rượu.
Ngoài ra, nếu sử dụng rượu trong tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, bởi vì một người mệt mỏi khi uống rượu sẽ trở nên suy yếu hơn nhiều so với người được nghỉ ngơi tốt.
Theo báo cáo của Cơ quan an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia, sự mệt mỏi của tài xế là nguyên nhân gây ra khoảng 83.000 vụ tai nạn xe cơ giới từ năm 2005 đến 2009 và 803 trường hợp tử vong trong năm 2016.
Mặc dù một số nhà nghiên cứu tin rằng con số này thực sự còn cao hơn nhiều. Vì buồn ngủ là bước cuối cùng của não trước khi chìm vào giấc ngủ, lái xe trong khi buồn ngủ có thể dẫn đến thảm họa. Bên cạnh đó, caffeine và các chất kích thích khác không thể khắc phục ảnh hưởng của việc thiếu ngủ nghiêm trọng.
Tổ chức Nghiên cứu Giấc ngủ Hoa Kỳ (The National Sleep Foundation) đã đưa ra lời khuyên rằng mọi người không nên lái xe nếu xảy ra những phản ứng sau đây:
- Khó tập trung vào mắt.
- Không thể ngừng ngáp.
- Không thể nhớ đã lái xe bao lâu.
- Đang mơ mộng và có những suy nghĩ lan man.
- Gặp khó khăn khi ngẩng đầu lên.
- Đang trượt và ra khỏi làn đường.