Vitamin và chất khoáng trong Xuân hương - Lô hội - Rau rút - Rau quyết
Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người.
Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten.
Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau.
Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường.
Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.
1/ Xuân hương (rau sắng)
Xuân hương là loại rau trên cây. Mùa xuân là thời kỳ mưa phùn, cây xuân hương nảy mầm ra lộc non, những lộc non này dùng làm rau ăn. Rau xuân hương không chỉ dinh dưỡng phong phú mà còn có giá trị làm thuốc tương đối cao. Lá xuân hương dầy non, lá xanh có viền hồng, mùi thơm phức, dinh dưỡng phong phú hơn các loại rau khác.
* Công dụng:
Rau xuân hương chứa vitamin E và chất hormon sinh dục, có tác dụng chống suy lão và bổ âm bổ dương.
Rau xuân hương có mùi thơm ngon đặc biệt, có thể bổ tỳ vị, tăng sự thèm ăn.
Xuân hương còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, là loại thuốc để chữa viêm ruột, bệnh lỵ, viêm đường tiết niệu...
Mùi vị bốc hơi của xuân hương có thể ngấm vào biểu bì của giun sán làm cho chúng không thể bám vào được thành ruột mà bị thải ra ngoài.
* Những người cần dùng:
Người khoẻ mạnh đều có thể ăn được.
* Lượng dùng:
Mỗi bữa 30 - 50g.
* Chú ý:
Mầm xuân hương trước khi mưa rào là ngon nhất, phải ăn sớm, ăn non, ăn tươi.
Sau mưa rào, chất xơ của nó đã già, ăn dai, giá trị dinh dưỡng cũng giảm nhiều.
Xuân hương là loại mầm lộc, ăn nhiều dễ làm các bệnh cũ tái phát, cho nên những người bị bệnh mãn tính nên ăn ít hoặc không ăn.
2/ Lô hội
Lô hội vừa dùng để ăn, vừa dùng làm thuốc.
Lô hội chứa tới 75 loại nguyên tố phù hợp hoàn toàn với các chất cần thiết cho tế bào của cơ thể. ở các nước phương Tây, trong thành phần của hoá mỹ phẩm nếu có lô hội thì giá trị sẽ tăng lên gấp bội, vì thế nó được ca ngợi là "thuốc mỹ phẩm thiên nhiên". Nó có hiệu quả không thể tưởng tượng nổi đối với bệnh nan y, bệnh mãn tính mà một số bệnh viện đã bó tay không có cách chữa, vì vậy nó được gọi là "Thực vật thần tiên", "tủ thuốc gia đình".
* Công dụng:
Lô hội chứa niacin, vitamin B6, là thuốc có vị đắng chữa ỉa chảy, bổ dạ dày, chấp viên, chữa đau, chữa viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, chữa loét mau khỏi. Lô hội còn có tác dụng chữa viêm nhiễm do bị bỏng gây ra.
Bản thân lô hội chứa nhiều nguyên tố crom có tác dụng như insulin, có thể điều tiết, chuyển hóa đường trong cơ thể, là thức ăn thuốc hợp lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.
Lô hội chứa nhiều biotin, là thuốc giảm béo thực phẩm phòng chữa táo bón. Có tác dụng điều chỉnh chuyển hoá lipit, công năng đường ruột dạ dày và hệ thống bài tiết.
Lô hội có tác dụng miễn dịch, nâng cao khả năng chống bệnh. Các bệnh mạn tính như cao huyết áp, gút, hen suyễn, ung thư trong quá trình điều trị phối hợp sử dụng lô hội sẽ tăng hiệu quả chữa bệnh, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
*Những người cần dùng:
Người bình thường đều ăn được.
Là thức ăn bổ cho bệnh nhân bệnh viêm loét, bệnh tim, bệnh tiểu đường, ung thư... là mỹ phẩm của các quý bà và những người béo.
* Lượng dùng:
Mỗi ngày không quá 30g.
* Chú ý:
Không phải tất cả các loại lô hội đều ăn được. Lô hội có hơn 500 loại, nhưng chỉ có mấy chục loại là ăn được.
Lô hội có vị đắng, trước khi chế biến gia công phải bóc bỏ vỏ xanh, luộc 3 - 5 phút bỏ nước đắng.
Lô hội có tác dụng nhuận tràng, có thể gây đau bụng ỉa chảy cho nên không nên ăn nhiều.
Những người thể chất yếu và thiếu niên trẻ nhỏ không nên ăn quá liều lượng nếu không dễ bị dị ứng.
Phụ nữ mang thai hoặc đang hành kinh cấm dùng vì lô hội có thể làm các cơ quan sinh dục nữ sung huyết, thúc tử cung vận động.
Những người bị chảy máu cam, bị trĩ chảy máu cũng không nên dùng lô hội nếu không sẽ làm bệnh nặng hơn.
3/ Rau rút
Rau rút từ xưa đến nay vẫn được mọi người ưa chuộng, nó chứa nhiều axit amin, arabinose, mannose và vitamin B12.
* Công dụng:
Rau rút chứa nhiều vitamin B12, nó là thành phần cần thiết cho quá trình phân chia sinh trưởng của tế bào và duy trì sự hoàn chỉnh của hệ thống tế bào thần kinh, có hiệu quả nhất định trong việc phòng chữa các bệnh thiếu máu ác tính, viêm gan và xơ gan.
Hàm lượng kẽm phong phú đã làm cho rau rút trở thành "vua kẽm" trong các loại thực vật, là món ăn tốt nhất để bồi dưỡng phát triển trí tuệ cho trẻ nhỏ.
Rau rút chứa selen, kẽm và nhiều vitamin E, nó có thể tăng cường miễn dịch cho các cơ quan trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, có tác dụng kiềm chế tương đối mạnh đối với một số khối u.
* Những người dùng thích hợp:
Người bình thường đều có thể ăn được, thích hợp nhất với người già và trẻ nhỏ.
* Lượng dùng:
Mỗi lần khoảng 30g.
* Chú ý:
Rau rút có thể xào ăn, có thể nấu canh cùng với cá diếc, đậu phụ, màu sắc hương vị rất ngon. Do chứa tương đối nhiều chất tanin, nên khi gặp đồ sắt sẽ bị thâm cho nên kiêng dùng đồ sắt để nấu.
Rau rút tính hàn và nhốt, ăn nhiều sẽ hại tỳ vị, cho nên những người tỳ vị yếu không nên ăn nhiều.
Phụ nữ đang hành kinh hoặc đang mang thai nên ăn ít.
4/ Rau quyết
Rau quyết là một loại rau mọc hoang, món ăn được chế biến bóng hồng, non mềm thơm và chứa nhiều axit amin, nhiều loại vitamin, nguyên tố vi lượng và còn có cả cholesterol. Là loại rau hoang hiếm quý. Rau quyết có thể ăn tươi nhưng rất khó giữ được tươi cho nên trên thị trường chỉ thấy loại rau khô hoặc rau muối.
* Công dụng:
Rau quyết có tác dụng kìm hãm nhất định đối với vi khuẩn, có thể thanh nhiệt giải độc, diệt khuẩn tiêu viêm.
Một số chất khoáng trong rau quyết có thể giãn tĩnh mạch, giảm huyết áp.
Rau quyết còn có thể chữa ỉa chảy lợi tiểu chất xơ trong rau quyết có thể thúc đẩy đường ruột dạ dày nhu động, có tác dụng nhuận tràng, thải độc. Nhân dân thường dùng rau quyết để chữa ỉa chảy, lợi tiểu, chữa đái dắt.
* Những người cần dùng:
Thích hợp với tất cả mọi người.
* Lượng dùng:
Mỗi lần khoảng 30g.
* Chú ý:
Rau quyết tươi hay khô trước khi ăn đều phải trần, ngâm nước sôi một lát để cho sạch hết chất dính bẩn và mùi tanh của bùn đất.
Món xào hợp với trứng gà và các loại thịt.
Rau quyết tính hàn, những người tỳ vị yếu không nên ăn nhiều.