Vitamin và chất khoáng trong Rau cải củ - Cải thảo - Rau cải xanh - Rau chân vịt 

Vitamin và chất khoáng trong Rau cải củ - Cải thảo - Rau cải xanh - Rau chân vịt 

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người. 

Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten. 

Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau. 

Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường. 

Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.

1/ Rau cải củ (mala thầu)

- Rau cải củ ít nước nhiều xơ, hơi có vị đắng. 

- Rau cải củ có mùi thơm cay hăng đặc biệt. 

* Công dụng: 

Rau cải củ chứa nhiều xơ, có thể thúc đẩy dạ dày và đường ruột nhu động, rút ngắn thời gian phân đọng lại trong ruột, chống táo bón, giảm nhân tố gây ung thư, từ đó phát huy tác dụng giải độc chống ung thư. 

Rau cải củ có tác dụng thúc đẩy tiêu hoá hấp thu. Rau cải củ còn có mùi thơm tươi đặc biệt, tăng thêm sự thèm ăn, giúp tiêu hoá tốt. 

Rau cải củ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống khuẩn tiêu sưng, chống lây nhiễm và đề phòng bệnh tật, hạn chế độc tính, chữa vết thương mau lành. 

Rau cải củ chứa nhiều vitamin c. tham gia vào quá trình oxy hóa khử quan trọng của cơ thể; tăng hàm lượng oxy cho não, kích thích não sử dụng oxy, làm cho tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi. 

* Những người cần dùng: 

- Ăn tươi mỗi lần 50 - 80g. 

- Ăn cải muối nén mỗi lần khoảng l0g. 

* Chú ý:

cải củ còn là thuốc chữa bệnh cho nên không nên nấu quá nhừ, nếu không mùi vị tươi sẽ mất đi, và dễ gây ra huyết áp cao.

Cải củ còn dùng để muối dưa, sau khi muối chứa nhiều muối cho nên bệnh nhân huyết áp cao, xơ cứng động mạch chú ý ăn ít để hạn chế hấp thu muối. 

Những người bị trĩ, viêm loét, bệnh mắt nên ăn ít.

2/ Cải thảo 

Cải thảo có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Là thứ rau hay trồng ở những vùng lạnh. 

* Công dụng:

 

Mùa đông và mà thu không khí khô hanh, gió lạnh làm cho da người tổn hại. Ăn nhiều cải thảo sẽ có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ và dưỡng da vì cải thảo chứa nhiều vitamin C, E. 

Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu hormon New York (Mỹ) đã phát hiện ra: tỷ lệ phát bệnh ung thư vú của phụ nữ Trung Quốc, Nhật Bản thấp hơn nhiều so với phụ nữ phương Tây, đó là do họ ăn nhiều cải thảo. Trong cải thảo có chứa một số nguyên tố vi lượng có thể giúp phân giải hormon sinh dục nữ liên quan tới ung thư vú. 

Chất xơ trong cải thảo không chỉ giúp nhuận tràng, thải độc mà còn thúc đẩy cơ thể hấp thu protein động vật. 

Đông y cho rằng: cải thảo vị ngọt, tính hàn, có thể bổ dạ dày, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc. 

* Những người cần dùng: 

Tất cả mọi người đều có thể ăn dùng. 

* Lượng dùng: 

Mỗi lần l00g. 

* Chú ý:

Khi thái rau không nên thái nhỏ để cho rau dễ chín. Khi nấu nướng không nên nấu quá chín để tránh bị mất chất dinh dưỡng. 

Rau cải thảo trong quá trình bị thối rữa sẽ sinh ra độc tố, sinh ra nitrites có thể làm cho hồng cầu trong máu mất khả năng mang oxy, làm cho cơ thể thiếu oxy nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

 

3/ Rau cải xanh 

Rau cải xanh là loại rau chứa chất khoáng và vitamin nhiều nhất. Hàm lượng canxi gấp 2 lần so với cải thảo, vitamin C gấp 3 lần, caroten gấp 74 lần, còn đường và các hợp chất cacbonhydrat thì thấp hơn cải thảo một chút. 

* Công dụng: 

Chất khoáng trong cải xanh như canxi, phốt pho có thể thúc đẩy xương phát triển, đẩy nhanh quá trình chuyển hoá trong cơ thể và tăng cường công năng tạo huyết trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng như caroten, niacin cũng là chất quan trọng để duy trì hoạt động sống. 

Rau cải xanh còn chứa vitamin B1, B2, axit pantothenic, có công năng giảm căng thẳng thần kinh. Trước khi thi, ăn cải xanh sẽ giúp giữ được trạng thái tâm lý bình tĩnh. 

Cải xanh chứa nhiều vitamin A có tác dụng chống dị ứng, vitamin nhóm B, vitamin C, kali, selen... có lợi cho việc chữa mẩn ngứa. 

* Những người cần dùng: 

Tất cả mọi người đều có thể ăn dùng.

* Lượng dùng: 

Mỗi bữa 70g. 

* Chú ý:

Không nên ăn sống. Rau cải xanh có thể xào, nấu, nhưng thời gian nấu không nên quá lâu để tránh mất chất dinh dưỡng. Những người tỳ vị hàn lạnh, phân loãng không nên ăn nhiều rau cải xanh.

4/ Rau chân vịt 

Rau chân vịt được người Ảrập gọi là "Vua của các loại rau". Rau chân vịt không chỉ chứa nhiều caroten p và sắt mà còn là nguồn thức ăn chứa vitamin B6, axit folic, sắt và kali. 

* Công dụng: 

Nếu sắc mặt của bạn không tốt thì hãy ăn rau chân vịt. Nó sẽ cải thiện đưỢc thiếu máu do thiếu sắt, khiến cho sắc mặt hồng hào, nhẵn bóng. Vì vậy, rau chân vịt được coi là sản phẩm dưỡng da. 

Trong rau chân vịt chứa nhiều vitamin nhóm B, có thể phòng viêm mép, bệnh quáng gà... 

Rau chân vịt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E và nguyên tố selen, có tác dụng chống suy lão, thúc đẩy tế bào sinh trưởng vừa kích hoạt công năng của não, vừa tăng cường sức sống tuổi thanh xuân, giúp chống suy lão cho não, phòng chống chứng bệnh đờ đẫn của tuổi già. 

Một công trình nghiên cứu của một trường đại học ở Trung Quốc đã phát hiện ra: những người già và trung niên mỗi tuần ăn 2 - 4 lần rau chân vịt, do hấp thu được vitamin A và caroten nên giảm suy thoái võng mạc mắt, từ đó bảo vệ thị lực. 

* Những người cần dùng: 

Sau khi nấu, rau chân vịt sẽ mềm trơn, dễ tiêu hoá, đặc biệt thích hợp với người già trẻ nhỏ và người ốm yếu. 

Những người làm việc bằng máy vi tính nên ăn nhiều. Bệnh nhân bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên sẽ giữ đường huyết ổn định. 

* Lượng dùng:

Mỗi bữa 80 - l00g. 

* Chú ý: 

- Rất nhiều người thích ăn rau chân vịt, nhưng nhất định phải chú ý không được nấu trực tiếp, vì nó chứa tương đối nhiều axit oxalic, sẽ gây trở ngại cho việc hấp thu canxi. Cho nên khi ăn, trước tiên hãy chần qua nước sôi cho mềm, sau đó mới vớt ra xào ăn. 

- Cố gắng ăn thêm một chút thức ăn kiềm tính, như rau câu, rau xanh, trái cây để làm cho oxalic canxi tan ra và được thải ra, phòng tránh sỏi thận. 

- Trẻ nhỏ, những người thiếu canxi, mềm xương, lao phổi, sỏi mật, ỉa chảy không nên ăn rau chân vịt sống. 

- Tuy rau chân vịt chứa sắt tương đối cao nhưng sắt được hấp thu trong đó lại không nhiều mà lại còn ảnh hưởng đến việc hấp thu kẽm và canxi, cho nên không nên dùng để bổ sung sắt cho máu, đặc biệt là không nên cho trẻ con ăn nhiều.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...