Những lời khuyên cho người bị mất ngủ
CỐ GẮNG KHÔNG UỐNG THUỐC
Nếu như bạn bị mất ngủ nhưng không ảnh hưởng tới công việc của ngày hôm sau thì bạn nên cố gắng đừng uống thuốc ngủ. Vì nếu uống thuốc ngủ nhiều thì dễ sinh nghiện và thường xuyên phải tăng liều. Về cơ bản thì không thể chữa trị được căn bệnh mất ngủ. Nếu bị mất ngủ, bạn cần bổ sung các chất ngũ cốc và vitamin. Như vậy sẽ cải thiện được giấc ngủ rất nhiều.
GIẢM BỚT YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIẤC NGỦ
Nhiều người lo lắng vì một đôi lần mất ngủ của mình. Và như vậy cứ đến tối là họ lại tìm cách nói với mình rằng: “Hôm nay chẳng thèm nghĩ cái gì cả, phải ngủ một giấc thật ngon!”. Nhưng ngược lại với mong muốn của họ, càng muốn ngủ thì lại càng khó ngủ. Thực ra, bạn chỉ cần hạ thấp yêu cầu đối với giấc ngủ sẽ ngủ được ngay. Tuy đã nằm trên giường nhưng vẫn chưa ngủ được, thì cơ thể cũng đã được nghỉ ngơi, như vậy cũng có ích đối với sức khỏe. Một khi mục tiêu ngủ được giảm đi thì cơ thể sẽ được thả lỏng và sẽ dễ dàng ngủ ngon.
KHẮC PHỤC NỖI LO MẤT NGỦ
Khi bạn suy nghĩ lung tung, lo lắng vì mất ngủ thì càng khó ngủ. Nếu bạn mặc kệ “Hôm nay mất ngủ thì mất, chẳng thèm ngủ nữa”. Bạn không kiểm soát suy nghĩ và tinh thần của mình thì chỉ khoảng 20 phút sau thôi bạn sẽ ngủ ngon lành. Khi bị mất ngủ, bạn không nên sợ hãi rồi tìm cách loại bỏ nó. Nếu bạn chấp nhận trạng thái này một cách tự nhiên thì sẽ khắc phục được nỗi lo mất ngủ.
MẤT NGỦ ĐÂU CÓ ĐÁNG SỢ
Nếu như bạn mất ngủ cả đêm trong vòng ba ngày thì tinh thần của bạn sẽ bị suy sụp, mất ngủ liên tục như vậy trong vòng năm ngày thì bạn sẽ chết. Nhưng có nhiều người nói rằng, mình bị mất ngủ bao nhiêu năm nay tinh thần mà vẫn bình thường. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, mất ngủ không nghiêm trọng như chúng ta tưởng tượng. Mỗi ngày chỉ cần ngủ sâu từ 2 đến 4 tiếng thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu như cả ngày chỉ nghĩ cách làm sao ngủ cho ngon thì sẽ càng mất ngủ thêm.
ĐI KHÁM BÁC SĨ TÂM LÝ
Mất ngủ thường là do yếu tố tâm lý gây ra. Vì vậy, nếu bạn thấy mình không thể chịu đựng được nữa vì mất ngủ thì hãy đi khám bác sĩ tâm lý. Chắc chắn bác sĩ tâm lý sẽ khuyên bạn uống một cốc sữa ấm, nghe một bản nhạc dịu dàng, đọc sách hoặc là uống thuốc bắc trước khi đi ngủ.
PHỤ NỮ KHÔNG NÊN NGỦ NHƯ VẬY
Thói quen ngủ không đúng thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ và lâu ngày gây ra những hậu quả nghiêm trọng không thể bù đắp nổi đối với sức khỏe. Vì vậy, trước khi đi ngủ phụ nữ không nên làm những điều sau:
MẶC ÁO LÓT ĐI NGỦ
Áo lót có tác dụng bảo vệ “đôi gò bồng đảo” của phụ nữ nhưng nếu bạn mặc áo lót đi ngủ thì sẽ gây bệnh. Đặc biệt, đó sẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư vú. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, hàng ngày mặc áo lót trên 17 tiếng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 20 lần so với phụ nữ mặc áo lót ít thời gian hơn. Đó là do “đôi gò bồng đảo” của phụ nữ bị gò bó nhiều, tuyến lim pha không được lưu thông tốt nên các chất có hại sẽ bị bám lại ở ngực.
ĐEO ĐỒ TRANG SỨC ĐI NGỦ
Nhiều phụ nữ vẫn chưa có thói quen tháo đồ trang sức, khi đi ngủ. Đi ngủ mà vẫn đeo đồ trang sức thì thật nguy hiểm. Thứ nhất, đồ trang sức đa số là bằng vàng, cọ xát nhiều sẽ vô tình gây ra các chất có hại đối với da; Thứ hai, một số trang sức do có tác dụng của ánh sáng ban đêm nên đã tạo ra tia Radon, tuy là rất yếu nhưng lâu dần sẽ gây ra những hậu quả xấu; Thứ ba là đeo trang sức đi ngủ sẽ gây trở ngại cho sự tuần hoàn của cơ thể, không tốt cho sự trao đổi chất. Đó cũng là nguyên nhân tại sao da lại dễ bị lão hóa cục bộ.
ĐI NGỦ KHI VẪN ĐANG SAY RƯỢU
Cách sống ngày nay thay đổi hơn trước, hoạt động buổi tối của phụ nữ phong phú, nhất là phụ nữ công chức. Phụ nữ ngày nay cũng đi quán bar, quán cà phê và nhiều người trở về nhà đi ngủ với trạng thái ngà ngà say. Theo kết quả nghiên cứu của các bác sĩ, trước khi đi ngủ mà uống rượu và hơi say say thì dễ bị nghẹt thở. Thường thì mỗi tối sẽ nghẹt thở hai lần và mỗi lần ngừng thở khoảng 10 phút. Nếu để tình trạng này kéo dài bạn rất dễ bị bệnh tim hoặc huyết áp cao.