Điều quan trọng là bạn nên có những buổi trao đổi một cách trung thực và cởi mở với nhóm điều trị. Hãy đặt tất cả những câu hỏi mà bạn quan tâm hoặc thắc mắc cho dù chúng có liên quan đến bệnh hay không, vì đây có thể là những thông tin hữu ích trong và sau quá trình điều trị. Dưới đây là một số mẫu câu hỏi mà bạn có thể tham khảo:
Tôi đang mắc dạng ung thư tuyến tụy nào?
Khối u ung thư của tôi đã lây lan ra ngoài tuyến tụy hay chưa?
Ung thư tuyến tụy của tôi đang ở giai đoạn nào? Tôi có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u được không?
Tôi có cần thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào khác trước khi quyết định điều trị hay không?
Tôi có cần gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế nào khác hay không?
Nếu tôi lo lắng về chi phí và bảo hiểm cho việc chẩn đoán cũng như điều trị của mình, những ai có thể hỗ trợ tôi?
Các lựa chọn điều trị của tôi là gì?
Bác sĩ sẽ đề nghị những phương pháp điều trị nào và tại sao?
Bác sĩ đã có bao nhiêu năm kịnh nghiệm điều trị loại ung thư này?
Mục đích của mỗi phương pháp điều trị là gì?
Tôi có nên tham khảo những ý kiến khác không? Bác sĩ có thể giới thiệu một chuyên gia hoặc một trung tâm ung thư nào khác cho tôi hay không?
Việc điều trị giúp ích cho tôi như thế nào?
Chúng ta cần nhanh chóng quyết định điều trị như thế nào?
Tôi có nên nghĩ đến việc tham gia thử nghiệm lâm sàng hay không?
Tôi có cần bắt đầu điều trị sớm hay không?
Tôi nên làm gì để chuẩn bị cho quá trình điều trị?
Điều trị sẽ kéo dài bao lâu? Diễn ra như thế nào? Được thực hiện ở đâu?
Những rủi ro và tác dụng phụ nào của điều trị là gì? Chúng xảy ra trong bao lâu?
Việc điều trị có ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của tôi hay không?
Việc điều trị có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của tôi không?
Chúng ta sẽ làm gì nếu việc điều trị không hiệu quả hoặc nếu ung thư tái phát?
Sau khi điều trị diễn ra, bạn chắc chắn sẽ muốn biết những gì sẽ xảy ra và những điều bạn cần làm. Tuy nhiên không phải tất cả những câu hỏi dưới đây đều áp dụng trong mọi trường hợp nhưng bất cứ thông tin nào bạn nhận được cũng sẽ rất hữu ích cho quá trình điều trị.
Làm thế nào chúng ta biết được phương pháp điều trị có hiệu quả hay không?
Tôi có thể làm gì để kiểm soát các tác dụng phụ?
Tôi có nên thông báo ngay cho bác sĩ biết những triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào xảy ra hay không?
Tôi có thể liên hệ với bác sĩ vào các buổi đêm, ngày lễ hoặc cuối tuần như thế nào?
Tôi có cần thay đổi chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị hay không?
Tôi có cần giới hạn thực hiện bất kỳ công việc nào hay không?
Tôi có thể tập thể dục trong khi điều trị không? Nếu được, thì những dạng bài tập nào tôi có thể thực hiện và tần suất như thế nào?
Bác sĩ có thể đề nghị một chuyên gia tâm lý giúp tôi vượt qua những cảm xúc tiêu cực (chán nản, đau khổ, áp lực...) hay không?
Nếu tôi cần hỗ trợ xã hội trong thời gian điều trị thì tôi nên liên hệ với ai?
Sau điều trị, tôi có cần giới hạn công việc nào không?
Sau điều trị, tôi có cần thực hiện một chế độ ăn kiêng đặc biệt không?
Những triệu chứng nào tôi nên theo dõi, sau điều trị?
Tôi nên thực hiện những bài tập thể dục nào sau điều trị?
Tôi có cần tái khám sau điều trị hay không?
Tần suất tái khám và kiểm tra của tôi bao lâu một lần?
Nếu ung thư tái phát, làm sao chúng ta có thể phát hiện điều này? Tôi nên làm gì tiếp theo?
Nếu ung thư tái phát, thì những phương pháp điều trị nào sẽ phù hợp với tôi.
Ngoài những câu hỏi được nêu ở trên, bạn vẫn có thể đặt ra những câu hỏi khác cho nhóm điều trị dựa trên những thông tin gì bạn muốn biết. Ví dụ: Những thông tin về thời gian hồi phục, hoặc các thử nghiệm lâm sàng mà bạn có thể đủ điều kiện tham gia.