Lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường

Kiểm soát lượng đường trong máu là mục tiêu chủ chốt của bất kỳ kế hoạch điều trị nào của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao, hay tăng đường huyết, là mối quan tâm chính và có thể ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Có hai loại chính:

  • Tăng đường huyết lúc đói: 

    Chỉ số lượng đường trong máu cao hơn 130 mg/dL (miligam mỗi decilít) sau khi không ăn hoặc uống ít nhất 8 giờ.
  • Tăng đường huyết sau bữa ăn.

    Chỉ số lượng đường trong máu cao hơn 180 mg/dL 2 giờ sau khi bạn ăn. Những người không mắc bệnh tiểu đường hiếm khi có lượng đường trong máu trên 140 mg/dL sau bữa ăn.

Lượng đường trong máu cao thường xuyên hoặc liên tục có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan của bạn. Nó cũng có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 dễ bị tích tụ axit trong máu gọi là nhiễm toan ceton.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh này, lượng đường trong máu cực cao có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm tiềm tàng trong đó cơ thể bạn không thể xử lý đường. Nó được gọi là Hội chứng tăng glucose tăng thẩm thấu không nhiễm ceton (HHNS). Ban đầu bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, và sẽ giảm dần dần sau đó, nhưng nước tiểu của bạn sẽ bị sẫm màu và bạn có thể bị mất nước nghiêm trọng.

Điều quan trọng là phải điều trị các triệu chứng của lượng đường trong máu cao ngay lập tức để giúp ngăn ngừa các biến chứng.

Nguyên nhân

Lượng đường trong máu của bạn có thể tăng nếu:

  • Bỏ qua hoặc quên insulin hay thuốc hạ đường huyết bằng đường uống (thuốc viên).
  • Ăn quá nhiều gram carbohydrate cho lượng insulin bạn đã uống, hoặc ăn quá nhiều carbs nói chung.
  • Bị nhiễm trùng.
  • Bị bệnh.
  • Đang bị căng thẳng.
  • Không hoạt động hoặc tập thể dục ít hơn bình thường.
  • Tham gia các hoạt động thể chất quá mức, đặc biệt là khi lượng đường trong máu của bạn cao và mức insulin thấp.

Triệu chứng

Dấu hiệu sớm bao gồm:

  • Cơn khát tăng dần.
  • Nhức đầu.
  • Khó tập trung.
  • Thị lực mờ.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Mệt mỏi (yếu, cảm giác mệt mỏi).
  • Giảm cân.
  • Lượng đường trong máu hơn 180 mg/dL.

Lượng đường trong máu cao liên tục có thể gây ra:

  • Nhiễm trùng âm đạo và da.
  • Vết cắt và vết loét chậm lành.
  • Thị lực kém.
  • Tổn thương thần kinh gây đau chân, tê chân hoặc ngứa ran, rụng lông ở chi dưới hoặc rối loạn cương dương.
  • Các vấn đề về dạ dày và ruột như táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy.
  • Tổn thương mắt, mạch máu hoặc thận của bạn.

Nó được điều trị như thế nào?

Nếu bạn bị tiểu đường và nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sớm nào của lượng đường trong máu cao, hãy kiểm tra lượng đường trong máu và gọi cho bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đọc kết quả chỉ số từ kiểm tra lượng đường trong máu. Sau đó họ có thể đề nghị những thay đổi sau:

Uống nhiều nước hơn:

Nước giúp loại bỏ lượng đường dư thừa từ máu thông qua nước tiểu, và nó giúp bạn tránh mất nước.

Tập thể dục nhiều hơn:

Hoạt động thường xuyên có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Nhưng trong những điều kiện nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao hơn nữa. Hãy hỏi bác sĩ về những dạng bài tập phù hợp với bạn.

Thận trọng:

Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 và lượng đường trong máu cao, bạn cần phải kiểm tra nước tiểu để tìm Ketone. Khi bạn có ketone, thì bạn KHÔNG nên tập thể dục. Nếu bạn bị tiểu đường loại 2 và lượng đường trong máu cao, bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng bạn không có Ketone trong nước tiểu và uống đủ nước. Sau đó, bác sĩ có thể cho phép bạn tập thể dục một cách thận trọng miễn là bạn cảm thấy mọi thứ đều ổn như vậy.

Thay đổi thói quen ăn uống:

Bạn có thể cần gặp một chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi số lượng và loại thực phẩm bạn ăn.

Đổi thuốc:

Bác sĩ có thể thay đổi số lượng, thời gian hoặc loại thuốc tiểu đường mà bạn đang dùng. Nhưng đừng tự ý thay đổi mà không tham khảo với bác sĩ trước.

Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 và lượng đường trong máu của bạn là hơn 250 mg/dL, bác sĩ có thể muốn bạn kiểm tra nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để tìm Ketone.

Nếu lượng đường trong máu đang cao hơn mục tiêu điều trị của bạn, hãy khám bác sĩ ngay lập tức.

Làm thế nào để ngăn chặn nó

Để kiểm soát lượng đường trong máu bạn nên tuân thủ theo kế hoạch bữa ăn, chương trình tập thể dục và lịch trình dùng thuốc, nếu bạn thực hiện tốt những điều nêu trên bạn không cần phải lo lắng về việc tăng đường huyết. Bạn cũng có thể:

  • Tìm hiểu chế độ ăn uống của bạn để xem tổng lượng carbs trong mỗi bữa ăn và bữa ăn nhẹ là bao nhiêu.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên.
  • Nếu chỉ số lượng đường trong máu tăng bất thường hãy thông báo cho bác sĩ biết.
  • Mang giấy tờ tùy thân y tế để cho mọi người biết bạn bị tiểu đường trong trường hợp khẩn cấp.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...