Liệu có những nhược điểm về sức khỏe đối với chế độ ăn chay hay không?

 Liệu có những nhược điểm về sức khỏe đối với chế độ ăn chay hay không?

Ăn chay trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hiện nay.

Tại Mỹ, có khoảng 4% người Mỹ là người ăn thuần chay (toàn thời gian), và một cuộc thăm dò gần đây của Nhóm tài nguyên người ăn chay với khoảng một nửa số trường hợp nói trên cho thấy, 46% số người được hỏi nói rằng, họ luôn luôn hoặc thỉnh thoảng ăn chay mỗi khi đi ăn ngoài. Nhưng lý do hàng đầu của sự lựa chọn này là gì? Câu trả lời là “sức khỏe”.

Mặc dù ăn chay đem lại nhiều lợi ích chính cho sức khỏe, nhưng những tin tức gần đây tập trung vào những mặt xấu của chế độ ăn chay và các kế hoạch thuần chay (toàn thời gian) nghiêm ngặt hơn, bao gồm các báo cáo về nguy cơ đột quỵ, tác hại đến sức khỏe não, rụng tóc và trầm cảm.

Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là: Liệu có những nhược điểm đối với các mô hình ăn uống được cho là lành mạnh này hay không?

Bác sĩ Qi Sun, Trợ lý giáo sư dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan cho biết: Đối với những người khỏe mạnh nói chung, tôi không thấy bất kỳ lý do nào cho thấy ăn chay đem lại những nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe của họ.

Nhưng nghiên cứu gần đây của Sun và của những nghiên cứu khác đã đưa ra những ý kiến vững chắc cho thấy: Chất lượng thực phẩm từ thực vật thực sự có vấn đề khi nói đến lợi ích sức khỏe. Như trong: Rau, là có; khoai tây chiên, thì không.

Một chế độ ăn chay luôn loại trừ thịt, cá và gia cầm, dựa theo định nghĩa được sử dụng bởi Nhóm tài nguyên ăn chay. Ngoài ra, người ăn chay cũng không ăn các sản phẩm từ sữa như trứng, sữa và phô mai, cũng như các sản phẩm từ động vật như gelatin. Bên cạnh đó, họ cũng không sử dụng các sản phẩm động vật khác, bao gồm mật ong, len, tơ lụa và đồ da.

Liệu đây có phải là những cạm bẫy tiềm tàng đối với việc ăn thịt, tuy nhiên giáo dục dinh dưỡng và sử dụng các thực phẩm chức năng khi cần thiết có thể giúp mọi người vượt qua chúng, Sun nói.

Những nhược điểm thường thấy khi ăn chay và thuần chay là gì?

Nguy cơ đột quỵ:

Các nhà nghiên cứu Anh đã theo dõi hơn 48.000 đàn ông và phụ nữ không có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ trong khoảng 18 năm. Và kết quả cho thấy: Nhiều người ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn (khoảng 13%) so với người ăn thịt. Tuy nhiên tỷ lệ đột quỵ của họ lại cao hơn (khoảng 20%) so với những người ăn thịt. Điều này có thể được giải thích như sau trong 1.000 người lại có nhiều hơn 3 người bị đột quỵ trong hơn 10 năm.

Tuy nhiên nghiên cứu này nên được thực hiện với một cách thận trọng, Liz Weinandy, một chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm y tế Wexner của Đại học bang Ohio nói.

Bởi vì nghiên cứu này là một nghiên cứu quan sát, do đó nó sẽ không cho thấy nguyên nhân và kết quả. Ngoài ra nghiên cứu này đã được thực hiện ở Anh, do đó chế độ ăn chay có lẽ sẽ khác ở từng khu vực. Mặt khác, nghiên cứu này còn gợi ý rằng có lẽ chế độ ăn chay không làm giảm nguy cơ đột quỵ; và đây là chủ đề đáng để nghiên cứu nhiều hơn, cô nói.

Sức khỏe não bộ:

Một chuyên gia khác viết rằng xu hướng ăn chay có thể dẫn đến một "cuộc khủng hoảng choline". Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của não và các chức năng khác. Thông thường chất này được tìm thấy trong thịt - gia cầm, và cơ thể không thể tạo ra tất cả những gì con người cần.

Weinandy chia sẻ: Chế độ ăn chay chắc chắn là ít choline. Bởi vì ăn một vài quả trứng mỗi tuần có thực sự đẩy mạnh hấp thu lượng dinh dưỡng cho họ hay không, bao gồm trứng và trong những gì họ ăn. Ngoài ra, những người ăn chay nên xem xét sử dụng thêm thực phẩm chức năng, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nhưng những thực phẩm chức năng này phải được chứng nhận của USP (Sản phẩm được chứng nhận độc quyền bởi Unique Selling Point), đây là một công ty đã được xác minh các thành phần và số lượng trên nhãn.

Rụng tóc:

Liệu không ăn thịt có thể dẫn đến rụng tóc hay không? Một báo cáo gần đây cho thấy việc thiếu protein nghiêm trọng, trong số những khiếm khuyết về chế độ ăn uống khác, có thể dẫn đến tình trạng này. Bởi vì thịt chứa sắt, vitamin B và kẽm, tất cả đều quan trọng cho sự phát triển của tóc.

Mặc dù sắt có trong thực phẩm như đậu khô và rau lá xanh đậm, nhưng việc hấp thụ sắt từ chế độ ăn chay thuần túy sẽ khó hơn. Nhưng cũng rất dễ dàng để bổ sung chúng. Đối với người ăn chay và người ăn thuần chay phải chăm sóc đặc biệt để có đủ chất sắt. Và thực phẩm chức năng chỉ cần thiết nếu họ không nhận đủ chất.

Vấn đề tâm trạng:

 Ăn chay và ăn thuần chay có thể làm tâm trạng của bạn cáu kỉnh hay không? Nghiên cứu về điều này là hỗn hợp. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc không ăn thịt có thể giúp cải thiện tâm trạng và những nghiên cứu khác đã tìm thấy điều ngược lại. Trong một nghiên cứu trên 400 bà mẹ mới sinh, đã có 80 báo cáo về trầm cảm sau khi sinh. Trong đó chế độ ăn chay là một yếu tố dường như khiến tình trạng này dễ bị xảy ra hơn.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã so sánh những người ăn chay, thuần chay và những người ăn cả thực vật - động vật, qua đó họ nhận thấy những người ăn chay có mức độ lo lắng và căng thẳng thấp hơn những người ăn thịt.

Vì vậy các nhà nghiên cứu khác đã xem xét các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người ăn chay và kết luận rằng: Họ có nhiều khả năng mắc những tình trạng này hơn, nhưng trung bình, các vấn đề về tinh thần đã có trước khi mọi người bắt đầu ăn chay. Và các nhà nghiên cứu nhấn mạnh họ không tìm thấy mối liên hệ nhân quả (nguyên nhân và hậu quả) về vấn đề này.

Lợi ích của lối sống không ăn thịt

Một số lợi ích sức khỏe của việc ăn chay hoặc thuần chay là đáng ghi nhận. Trong số các đặc quyền vững chắc nhất:

Sức khỏe của tim:

Trong một báo cáo gần đây, các kế hoạch ăn chay và Địa Trung Hải có liên quan đến sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Nhưng chất lượng của thực phẩm dựa trên thực vật đang có vấn đề. Hiện các nhà nghiên cứu đã theo dõi khoảng 200.000 đàn ông và phụ nữ tham gia vào một số nghiên cứu khác nhau trong hơn 2 thập kỷ, Sun chia sẻ, trong một trích dẫn nghiên cứu gần đây từ Harvard.

Trong đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ định điểm số tích cực cho thực phẩm từ thực vật và tiêu cực đối với thực phẩm động vật. Ngoài ra, họ đã chấm điểm các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt sẽ có điểm cao hơn các thực phẩm thực vật không lành mạnh, chẳng hạn như khoai tây chiên. Qua đó cho thấy những người ăn thực phẩm lành mạnh từ thực vật có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 25%, trong khi những người ăn thực phẩm thực vật không lành mạnh có cơ hội bị tình trạng này cao hơn 32%.

Tránh bệnh tiểu đường:

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra những người ăn chay có khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 ít hơn gấp hai lần so với những người không ăn chay.

Trong các nghiên cứu so sánh chế độ ăn chay và không ăn chay, những người trong kế hoạch ăn chay có lượng đường trong máu tốt hơn và giảm cân nhiều hơn.

Mặt khác, Sun và các đồng nghiệp cũng đã phát hiện ra tầm quan trọng trong chế độ ăn thực phẩm thực vật và ít thực phẩm từ động vật có liên quan đến khả năng mắc bệnh tiểu đường thấp hơn khoảng 20%.

Nhưng khi xem xét kỹ hơn, họ lại phát hiện ra tầm quan trọng của chế độ ăn thực phẩm thực vật lành mạnh sẽ giúp mọi người giảm 34% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trong khi chế độ ăn thực phẩm thực vật không lành mạnh thực sự làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 16%.

Thực phẩm thực vật lành mạnh bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch, các loại đậu, dầu thực vật, và trà và cà phê. Còn những loại ít lành mạnh hơn bao gồm nước ép trái cây, đồ uống ngọt, ngũ cốc tinh chế, mì ống, khoai tây, kẹo và món tráng miệng.

Chú ý: Đừng trở thành người ăn chay mất kiểm soát

Nếu bạn đang thực hiện một chế độ ăn thuần chay, nhưng bạn lại ăn nhiều khoai tây chiên, carbs tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, điều này không lành mạnh chút nào.

Nếu bạn đang thực hiện một chế độ ăn thuần chay, nhưng bạn lại ăn nhiều khoai tây chiên, carbs tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, điều này không lành mạnh chút nào.

Mặc dù mọi người thường xem chế độ ăn chay hoặc thuần chay là lành mạnh, nhưng đôi khi không phải vậy. Do đó, Sun cảnh báo mọi người không nên trở thành những người ăn chay mất kiểm soát.

Ông chia sẻ thêm: Nếu bạn đang thực hiện một chế độ ăn thuần chay, nhưng bạn lại ăn nhiều khoai tây chiên, carbs tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, điều này không lành mạnh chút nào. Bên cạnh việc tránh những thực phẩm đó, ông đề nghị mọi người nên xem xét tầm quan trọng của việc ăn thêm nhiều trái cây và rau quả. Không phải chỉ mỗi nước ép trái cây mà là toàn bộ thực phẩm. Cũng như các loại hạt.

Thực tế một kế hoạch không ăn thịt chưa chắn đã phù hợp đối với mọi người. Do đó Weinandy khuyến khích mọi người nên đi theo những lợi ích của việc ăn chay và thuần chay, chẳng hạn như ăn nhiều trái cây - rau và ngũ cốc, để nhận được một số lợi ích sức khỏe.

Theo nghiên cứu của Sun và những nghiên cứu khác cho thấy, ăn nhiều thực phẩm thực vật lành mạnh thay cho thịt đỏ, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và tránh bệnh tiểu đường. Về cơ bản, nếu bạn ăn thịt liên tục trong khi lượng thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng tăng lên, lúc này năng lượng sẽ tăng, điều này có thể dẫn đến béo phì và các vấn đề khác. Vì vậy, khi chúng tôi thường nói với mọi người rằng họ nên gia tăng tiêu thụ lượng thực phẩm lành mạnh, điều đó luôn có nghĩa là mọi người nên giảm lượng thức ăn không lành mạnh để lượng năng lượng của họ không đổi, Sun nói.

Và một điều nữa mà Sun lưu ý: Những lợi ích của chế độ ăn thực vật, bao gồm chế độ ăn chay và thuần chay, vượt xa những rủi ro nhỏ trong lượng thiếu hụt

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...