Làm thế nào và khi nào kiểm tra lượng đường trong máu đối với bệnh tiểu đường

Làm thế nào và khi nào kiểm tra lượng đường trong máu đối với bệnh tiểu đường

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu (glucose) thường xuyên. Kết quả giúp bạn và bác sĩ có thể quản lý mức nồng độ đường trong máu, và tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Có một số cách để kiểm tra lượng đường trong máu như:

Máy đo đường huyết ở đầu ngón tay:

 Thiết bị này chứa một cây kim nhỏ, sắc bén (được gọi là Lancet). Thường thì mẫu máu sẽ được lấy từ ngón tay (bằng cách chích kim vào ngón tay). Kế tiếp bạn sẽ nhỏ giọt máu lên que thử và ép bông gòn lên chỗ ngón tay bị chích để ngừng chảy máu. Cuối cùng là chờ đợi kết quả, chúng mất khoảng khoảng 15 giây, thông thường thiết bị sẽ tự động lưu lại kết quả trong vòng thời gian ngắn. Ngoài ra việc lưu lại thông tin giúp bạn có thể so sánh với các chỉ số đo trước đây, từ đó bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu có nằm trong phạm vi an toàn hay không. 

Máy đo đường huyết lấy máu ở các vị trí khác:

Đây là những máy đo đường huyết mới với công nghệ hiện đại hơn cho phép bạn kiểm tra tại những vị trí khác như cẳng tay, cánh tay, gốc ngón tay cái hay ở đùi. Nhưng kết quả bạn nhận được sẽ khác hơn so với lấy máu ở đầu ngón tay. Bởi vì chỉ số lượng đường trong máu ở ngón tay cho thấy sự thay đổi nồng độ máu nhanh hơn những vị trí khác. Điều này đặc biệt chính xác ngay sau khi bạn ăn hoặc tập thể dục. Tuy nhiên nếu trong lúc kiểm tra mà bạn xảy ra những dấu hiệu nghi ngờ của chứng hạ đường huyết, bạn nên thay đổi cách kiểm tra sang đầu ngón tay, bởi vì nó sẽ cho kết quả chính xác hơn. 

Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục: 

Những thiết bị này, còn được gọi là thiết bị đo đường khoảng ở kẽ (dịch ngoại bào), được kết hợp với máy bơm insulin. Chúng tương tự như máy đo đường huyết bằng lấy máu ở đầu ngón tay và chúng hiển thị được mô hình cũng như xu hướng của mức đừng máu liên tục theo thời gian.

Khi nào tôi nên kiểm tra lượng đường trong máu?

Bạn có thể cần kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày, chẳng hạn như trước bữa ăn hoặc tập thể dục, trước khi đi ngủ, trước khi lái xe và khi bạn nghĩ rằng lượng đường trong máu đang thấp.

Tuy nhiên mỗi trường hợp là khác nhau, vì vậy hãy hỏi bác sĩ khi nào và tần suất bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu bạn bị bệnh, có lẽ cần phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn.

Điều gì ảnh hưởng đến kết quả

Nếu bạn có một số tình trạng nhất định, như thiếu máu, bệnh gút, trời nóng, không khí ẩm ướt, điều đó có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Nếu bạn thấy kết quả bất thường sau vài lần kiểm tra, hãy đặt lại thời gian trên thiết bị và kiểm tra que thử.

Biểu đồ dưới đây đưa ra khuyến nghị về mức độ đường trong máu của bạn trong một ngày. Phạm vi lượng đường trong máu lý tưởng của mỗi người sẽ khác nhau và có thể thay đổi trong suốt cả ngày.

Theo dõi đường huyết tại nhà và HbA1c

Theo dõi mức HbA1c cũng rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhiều máy theo dõi dường huyết tại nhà có thể hiển thị chỉ số đường huyết trung bình, tương ứng với mức HbA1c.

Khi nào nên gọi hoặc tham khám bác sĩ về lượng đường trong máu?

Hỏi bác sĩ về phạm vi lượng đường trong máu để thiết lập mục tiêu và kế hoạch về cách xử lý khi chỉ số lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp và khi nào cần gọi bác sĩ. Tìm hiểu về các triệu chứng của lượng đường trong máu cao hoặc thấp, để biết những gì bạn có thể làm nếu triệu chứng bất đầu xảy ra.

Làm thế nào để ghi lại kết quả xét nghiệm đường huyết?

Lưu lại kết quả bất kỳ xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc ketone mà bạn làm. Hầu hết các thiết bị đo đường huyết đều có một bộ nhớ. Các kết quả của bạn có thể cảnh báo bạn về bất kỳ vấn đề nào. Những kết quả kiểm tra này có thể giúp bác sĩ thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào trong kế hoạch bữa ăn, thuốc hoặc chương trình tập thể dục của bạn. Mang theo những kết quả kiểm tra này mỗi khi bạn gặp bác sĩ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...