Hội Chứng Chân Không Yên

Hội Chứng Chân Không Yên

Hội chứng chân không yên là gì?

Hội chứng chân không yên (tên tiếng Anh là Restless legs syndrome - RLS), hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED). Đây là một bệnh lý thần kinh khiến cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống khiến người bệnh phải đứng lên và di chuyển liên tục. Di chuyển nhiều giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời cho người bệnh. Ngoài ra những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.

Hội chứng chân không yên thường xảy ra vào buổi tối hoặc ban đêm trong khi cơ thể đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ban ngày và khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Hội chứng chân không yên có thể khởi bệnh ở bất cứ độ tuổi nào và sẽ nặng dần theo thời gian. Bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn tới sự mệt mỏi vào ban ngày và gây khó khăn cho đi lại.

Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên là gì?

Hiện nay nguyên nhân của căn bệnh trên không được tìm ra. Các nhà khoa học nghi ngờ tình trạng này là do mất cân bằng chất dopamine trong não, chất này có tác dụng truyền đi tính hiệu để cử động các cơ. Ngoài ra, một số nguyên nhân sau đây có thể gây ra hội chứng chân không yên bao gồm:

Di truyền

- Nghiên cứu cho thấy khoảng 1/2 những người mắc hội chứng chân không yên là có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này. Sự khiếm khuyết gen trên các nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây ra bệnh này.

Mang thai

- Thai kì và các thay đổi về hormone có thể gây ra các tác hại xấu hơn đối với hội chứng chân không yên. Một số phụ nữ bị bệnh trong suốt thời gian thai kì, đặc biệt trong ba tháng cuối. Mặc dù vậy, các dấu hiệu và triệu chứng thường biến mất sau khi sinh.

Thai kì có thể gây ra các tác hại xấu hơn đối với chứng chân không yên.

Thai kì có thể gây ra các tác hại xấu hơn đối với chứng chân không yên.

Ngoài ra còn có 1 số yếu tố có nguy cơ cao mắc hội chứng chân không yên như sau:

- Hội chứng chân không yên có thể phát triển ở bất kì tuổi nào thậm chí trong thời thơ ấu. Rối loạn xảy ra tăng theo tuổi và xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

- Hội chứng chân không yên thường không liên quan đến các tình trạng y khoa đáng lưu ý và nghiêm trọng. Mặc dù vậy, bệnh này đôi lúc đi kèm với các tình khác như là:

    + Bệnh thần kinh ngoại biên: Tổn thương thần kinh ở chân và tay đôi lúc là do các bệnh mãn tính như tiểu đường và nghiện rượu.

    + Thiếu sắt: Dù chưa dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt co thể gây ra hay làm tệ hơn hội chứng chân không yên. Nếu cơ thể có tiền sử xuất huyết dạ dày hay ruột, trải qua những chu kì kinh nguyện nặng nề hay hiến máu nhiều lần, có thể dẫn đến nguy cơ thiếu sắt.

    + Suy thận: Khi thận không hoạt động đúng cách, lượng sắt trong máu sẽ có thể giảm. Việc này cùng các thay đổi hóa học khác trong cơ thể có thể gây ra hoặc làm tệ hơn hội chứng chân không yên.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở hội chứng chân không yên là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của hội chứng chân không yên bao gồm:

- Cảm giác khó chịu chuẩn bị nghỉ ngơi: Cảm giác đó thường bắt đầu sau khi nằm hay ngồi một thời gian dài như khi lái xe, đi máy bay hay trong rạp chiếu phim.

- Được xoa dịu khi cử động: Cảm giác gây ra do hội chứng chân không yên giảm đi khi cử động như khi kéo giản, rung chân, nhịp chân hay bước đi. 

- Các triệu chứng tệ hơn vào buổi chiều tối.

- Co giật chân vào ban đêm: Hội chứng chân không yên có thể liên quan đến các tình trạng khác nhưng thường gặp nhất là tình trạng cử động chi theo chu kì khi ngủ, khiến cho chân co giật và đá có thể xảy ra suốt đêm khi ngủ.

- Người bệnh thường diễn tả hội chứng chân không yên với các triệu chứng là cảm giác bất thường, khó chịu ở chân và bàn chân, đa số là ở cả hai bên của cơ thể..

Cảm giác khó chịu chuẩn bị nghỉ ngơi.

Cảm giác khó chịu chuẩn bị nghỉ ngơi.

Các cảm giác thường xảy ra ở các chi, chứ không phải ở da, được biểu hiện như sau:

- Cảm giác bị cào cấu.

- Cảm giác ghê rợn.

- Bị kéo chân.

- Cảm giác nhói.

- Đau và ngứa.

Cách điều trị hội chứng chân không yên

- Thay đổi lối sống:

Bằng một số cách đơn giản có thể giúp điều trị các triệu chứng của hội chứng chân không yên.

- Thử tắm bồn và massages:

Ngâm nước ấm và xoa bóp hai chân có thể giúp các cơ thư giãn.

- Chườm ấm hay mát:

Nhiệt độ nóng và lạnh hay dùng xen kẽ hai thứ trên có thể giảm bớt cảm giác khó chịu ở chân.

- Thường xuyên tham gia các lớp học thiền hoặc yoga:

Căng thẳng có thể sẽ làm nặng hơn hội chứng chân không yên. Vì thế tham gia các lớp học thiền hoặc yoga giúp cho cơ thể và tinh thần thoải mái trước khi ngủ.

- Ngủ đủ giấc:

Mệt mỏi sẽ làm tệ hơn hội chứng chân không yên, thế nên việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng. Vì thế đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, thoải mái. 

- Tập thể dục:

Tập thể dục vừa phải và thường xuyên để giảm các triệu chứng nhưng đừng tập quá mức và tập quá trễ trong ngày, điều này có thể làm các triệu chứng tệ hơn.

- Tránh caffeine:

Đôi lúc giảm bớt caffeine có thể có ích. Tránh có loại sản phẩm chứa caffeine bao gồm chocolate và các thức uống chứa caffeine (cà phê, trà, nước ngọt) trong vài tuần có thể thấy hiệu quả.

Tham gia các lớp thiền yoga, hoặc tập thể dục cũng có thể giúp ích.

Tham gia các lớp thiền yoga, hoặc tập thể dục cũng có thể giúp ích.

Phòng chống hội chứng chân không yên

- Tập thói quen ngủ tốt và hợp lý như đi ngủ đúng giờ, đúng giấc vào mỗi tối.

- Cắt giảm caffein như loại bỏ chất kích thích giúp cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

- Hạn chế xem tivi quá khuya.

- Tránh rượu bia và thuốc lá có thể gây ra các triệu chứng RLS và gây tổn hại cho giấc ngủ theo những cách khác nhau

- Tập thể dục đều đặn.

- Hít thở sâu: đây là cách để giảm đi các căng thẳng giúp bạn tránh được chứng chân không yên.

- Tìm hiểu các biện pháp thư giãn như tập yoga và phản hồi sinh học. Phản hồi sinh học là phương pháp dạy bạn cách kiểm soát những đáp ứng không tỉnh táo.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...