Điều trị viêm dạ dày mạn tính bằng ăn uống
Tâm lý, tính tình người bệnh cũng có liên quan trực tiếp đến bệnh viêm dạ dày. Nếu hay cáu gắt, căng thẳng làm dạ dày phải co bóp, các mạch máu nhỏ bị chà xát, bản thân dạ dày sẽ bị giảm khả năng tự bảo vệ, vị toan tăng nhanh... thì bệnh sẽ tăng lên. Vì vậy, người bệnh phải lạc quan, tinh thần thư giãn, vui vẻ thoải mái.
Bị kích thích lâu ngày, bị chà xát và tổn thương, ăn uống vô độ không có quy luật, căng thẳng tư tưởng... đều là những nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày mạn tính. Người bệnh đau bụng ngâm ngẩm, có khi đau rát, cảm thấy đầy hơi nhất là sau khi ăn, hơi thở nóng, tiêu hóa kém, không thấy thèm ăn, rêu lưỡi dầy nhớt hoặc vàng nhớt, chất khô. Người bị viêm dạ dày dạng xơ teo mạn tính, có khi còn kèm theo thiếu máu dạng thiếu sắt, gầy còm.
Theo Đông y, nếu bệnh có các biểu hiện: mặt trắng bệch, mệt mỏi, mất sức, ăn uống kém... được quy về dạng tỳ vị hư hàn. Nếu đau dạ dày, đau hai bên sườn, miệng khô, đắng, dễ cáu gắt, bí đại tiện, lưỡi có rêu vàng thì được quy vào chứng can hỏa lan đến dạ dày, còn nếu miệng khô, lưỡi đỏ rêu bóng, ngủ không ngon giấc, nhiều mộng, đại tiện táo thì được quy về dạng tổn thương âm vị.
Đau dạ dày mạn tính là một bệnh rất phức tạp, tới nay chưa có cách điều trị hiệu quả thực sự. Vì vậy, để có cách chữa trị lý tưởng thì phải kết hợp chữa nhiều mặt
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc.
- Ăn uống thanh đạm, ăn những thứ dễ tiêu hóa. Kỵ ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh đê đói hoặc no quá.
- Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ, sẽ có lợi cho tiêu hóa. Nên ăn nhiều bữa và số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thế ít đi.
- Ăn uống phải đúng giờ, không ăn phàm uống tục.
- Viêm dạ dày dạng co bóp, vị toan tiết ra giảm, nên người bệnh có thể ăn thêm hoa quả chua, sữa chua, canh thịt để tàng thêm dịch vị.
- Nếu vị toan tăng nhiều (bệnh nhân bị ợ chua, nôn nao, cảm thấy nóng ruột, ăn nhiều nhưng dễ đói) có thể ăn thêm rau xanh nhiều xơ, bánh bích quy...
- Kiêng ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, ít ăn các thực phẩm mặn và các loại bánh quá ngọt.
- Khi bị viêm mũi, viêm họng hoặc khoang miệng, phải chữa trị kịp thời để tránh nuốt vi trùng vào dạ dày, gây viêm niêm mạc dạ dày.
- Hạn chế dùng một số thuốc có corticoid, thuốc giảm đau...
- Giảm hoặc tránh động phòng nhiều.
- Tích cực tham gia rèn luyện thân thể, đặc biệt là khí công.
Một số món ăn chữa bệnh
- Sữa chua 50ml, nước sôi làm ấm hoặc thêm chút đưòng nha, ăn ngày 2 lần khi đói.
Dùng cho người bị viêm dạ dày dạng xơ teo mạn tính (người viêm dạ dày dạng khác thì phải kiêng ăn món này).
- Mía rửa sạch róc vỏ, ép lấy l00ml nước, chia 2 lần uống sớm tối.
Dùng cho người bị viêm dạ dày dạng xơ teo, hoặc viêm dạ dày mạn tính, dạ dày âm bị tổn thương.
- Tiểu hồi hương 6g, gừng tươi 6g, thêm nước nấu, lấy nước đó cho l00g gạo tẻ nấu thành cháo loãng. Dùng cho người bị viêm dạ dày mạn tính, yếu lạnh đau bụng.
- Cải củ tươi 200g, giã nát vắt lấy nước, pha nước sôi rồi để cho ấm, chia uống nhiều lần, uống nóng.
- Dạ dày lợn 1 bộ, rửa sạch, đậu tương l00g, thêm nước vừa đủ, đun nhừ chia bữa ăn.
Dùng cho người viêm dạ dày mạn tính, sức khỏe kém.