Đánh thức khả năng đề kháng

Đánh thức khả năng đề kháng

Nhiều người, vừa thấy trong người hơi khang khác một chút đã lo uống thuốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y học thì nên hạn chế dùng thuốc vì nó là con dao hai lưỡi. Cách giữ sức khỏe tốt nhất là tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lợi bệnh tật.

Trong cơ thể chúng ta có một “đội quân” được giới chuyên ngành gọi là kháng thể, chúng có khả năng đẩy lùi bệnh tật rất tài tình... Nhưng do cách sống, dùng thuốc không đúng, chúng ta đang “ru ngủ” khả năng đề kháng của chính mình.

Khi kháng thể... “ngủ”

Kháng thể hiện diện trong các mạch máu và màng dịch giữa các tế bào, được coi là “chiến sĩ” bảo vệ cơ thể. Các chiến sĩ này có khả năng phát hiện những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Mỗi loại kháng thể có sứ mệnh riêng, “tuần tra”, phát hiện những “dấu vết” của vi khuẩn, virus cũng như các chất gây dị ứng, chất độc... để loại chúng ra khỏi cơ thể. Mặc dù tinh nhuệ, được phân công “nhiệm vụ” chặt chẽ, chúng ta vẫn bệnh. Tại sao?

Ngày nay, dược phẩm và các phương tiện y khoa càng hiện đại nên các “chiến sĩ” bảo vệ cũng không cần phải lao lực nhiều. Chỉ cần cơ thể bất an là thuốc (trợ thủ chỉ dùng khi thật cần thiết) lại trở thành quân chủ lực, được đưa vào cơ thể ngay. Khi thuốc “lờn”, bệnh tình cũng trở nên nặng rất nhanh. Bên cạnh đó, có những bệnh không cần dùng thuốc nhưng họ vẫn dùng, như sốt siêu vi.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương - Phó khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1, TP.HCM giải thích: kháng sinh không diệt được siêu vi. Bệnh nhi chỉ cần uống thuốc hạ sốt, dùng thức ăn lỏng, nhiều chất dinh dưỡng, bệnh sẽ tự khỏi sau một tuần. Song, không ít phụ huynh thấy toa chỉ có thuốc thông thường đã cho rằng bác sĩ... dở, và đi tìm bác sĩ khác yêu cầu cho thuốc “tốt”.

Theo bác sĩ Phương, kháng sinh chỉ có lợi khi dùng đúng. Nếu sốt siêu vi mà cho trẻ uống kháng sinh thì sẽ rước thêm bệnh vào thân, vì lúc này kháng sinh sẽ làm cơ thể suy yếu, do gan thận phải làm việc nhiều hơn nên để kháng giảm, dễ mắc nhiều bệnh khác.

Mặt khác, có một nghịch lý là sống quá vệ sinh cũng làm... suy yếu đề kháng, do không được “tập trận” thường xuyên nên khi gặp “giặc dữ”, các chiến sĩ đành chịu thua. Bằng chứng là trẻ được nuôi dưỡng, bảo bọc trong môi trường vô trùng khi ra ngoài dễ nhiễm bệnh hơn trẻ... “bụi đời”.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...