Căng thẳng công việc, giấc ngủ kém, tăng huyết áp được biết đến là bộ ba gây chết người

Căng thẳng công việc, giấc ngủ kém, tăng huyết áp được biết đến là bộ ba gây chết người

Căng thẳng trong công việc, huyết áp cao và giấc ngủ kém (khó ngủ và ngủ không ngon giấc) có thể là công thức dẫn đến một cái chết sớm, trích dẫn thông tin từ báo cáo của các nhà nghiên cứu Đức.

Trong một nghiên cứu gần 2.000 công nhân bị huyết áp cao đã được theo dõi gần 18 năm cho thấy, những người bị căng thẳng trong công việc và có giấc ngủ kém đều gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim cao gấp ba lần so với những người có giấc ngủ ngon và không bị căng thẳng trong công việc. 

Tiến sĩ Gregg Fonarow, Giáo sư tim mạch tại Đại học California, Los Angeles, người không tham gia nghiên cứu cho biết: Có đến 50% người trưởng thành bị huyết áp cao và đây là một yếu tố nguy cơ chính gây đau tim, đột quỵ, suy tim, bệnh thận và tử vong sớm do tim mạch.

Những người bị huyết áp cao (tăng huyết áp), những người bị căng thẳng trong công việc, những người có giấc ngủ kém đều có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi.

Những người bị huyết áp cao (tăng huyết áp), những người bị căng thẳng trong công việc, những người có giấc ngủ kém đều có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi.

Trong nghiên cứu mới, các báo cáo cho thấy trong số những người bị huyết áp cao (tăng huyết áp), những người bị căng thẳng trong công việc, những người có giấc ngủ kém đều có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi.

Theo nhà nghiên cứu chính, Tiến sĩ Karl-Heinz Ladwig: Giấc ngủ là thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi mức năng lượng. Nếu bạn bị căng thẳng trong công việc, giấc ngủ sẽ giúp bạn phục hồi. 

Nhưng thật không may, giấc ngủ kém và căng thẳng trong công việc thường đi đôi với nhau và khi kết hợp với tăng huyết áp, thậm chí tác động của chúng còn nặng nề hơn và điều này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong sớm.

Vì thế Ladwig đề nghị rằng để giảm nguy cơ tử vong sớm, mọi người cần phải giữ huyết áp ổn định, phát triển thói quen ngủ tốt và tìm cách đối phó với căng thẳng.

“Dưới đây là một số biện pháp, có thể giúp mọi người có giấc ngủ ngon dù đang bị căng thẳng như xác định nguyên nhân gây căng thẳng, giải tỏa căng thẳng, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, giữ không gian ngủ dễ chịu, chú ý chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, luyện tập thói quen ngủ…”

Và Ladwig cho rằng nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn độc đáo về những rủi ro tại nơi làm việc.

Hầu hết các nghiên cứu trước đây về căng thẳng trong công việc đã nhắm mục tiêu vào đối tượng làm việc nói chung. Nhưng khi đó những ảnh hưởng đối với sức khỏe tương đối khiêm tốn. Vì thế những phát hiện gần đây đã phát hiện ra căng thẳng có thể là vấn đề lớn hơn nhiều đối với những trường hợp đã mắc bệnh từ trước. Và nghiên cứu mới này ủng hộ quan điểm này.

Do đó việc tập trung vào những người bị huyết áp cao là một lựa chọn tốt, Ladwig lưu ý.

Xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) là tình trạng phổ biến.

Xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) là tình trạng phổ biến.

Trong nhóm này, xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) là tình trạng phổ biến. Và đối với những bệnh nhân này, phản ứng căng thẳng có thể gia tăng sự mất ổn định điện tim, làm phá vỡ mảng bám và hình thành cục máu đông, từ đó có thể gây ra nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim), đau tim hoặc đột quỵ.

Mặt khác các nhà nghiên cứu nghĩ rằng các nhà tuyển dụng nên cung cấp các chương trình quản lý căng thẳng và điều trị giấc ngủ tại nơi làm việc, đặc biệt là đối với những nhân viên mắc bệnh mãn tính như huyết áp cao. Ngoài ra những chương trình như vậy cũng nên bao gồm giúp nhân viên từ bỏ thuốc lá.

Cho đến nay để có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ, những người bị cao huyết áp cần duy trì mức huyết áp khỏe mạnh. Nhưng điều các nhà nghiên cứu quan tâm là liệu các chương trình được thiết kế tại nơi làm việc có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ hay không.

“Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra cảnh báo: Khoảng 20% dân số thế giới gặp căng thẳng quá mức trong công việc, độ tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 40-54, trong đó 44% trường hợp bị stress gặp rối loạn giấc ngủ.”

Theo thông tin từ Steven Reinberg - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...