Cách lập kế hoạch mang thai khi bạn bị tiểu đường
Nếu bạn bị tiểu đường và đang có ý định mang thai, bạn cần lên một kế hoạch thật là tỉ mỉ để đảm bảo thai kỳ và em bé được an toàn, khỏe mạnh. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì điều này có thể được thực hiện chỉ cần một số bước đơn giản.
Đi gặp bác sĩ
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của bạn là thiết lập một cuộc hẹn khoảng 3 đến 6 tháng trước khi bạn có kế hoạch thụ thai. Trong buổi khám đó, bác sĩ sẽ:
- Thực hiện một xét nghiệm A1c để tìm hiểu xem bệnh tiểu đường của bạn có được kiểm soát đủ tốt để bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai không.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu của bạn cho các biến chứng thận liên quan đến bệnh tiểu đường.
- Tìm kiếm các vấn đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường, như tổn thương nội tạng, thần kinh hoặc tim.
- Đo huyết áp.
- Loại trừ bệnh tuyến giáp (nếu bạn bị tiểu đường loại 1).
- Kiểm tra lượng cholesterol và nồng độ mỡ trong máu gọi là Triglyceride.
- Đề nghị khám mắt để sàng lọc bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc.
- Đề nghị tư vấn tiền sản.
Vậy tư vấn tiền sản là gì?
Nếu bạn bị tiểu đường và đang có ý định mang thai, bạn cần lên một kế hoạch thật là tỉ mỉ để đảm bảo thai kỳ và em bé được an toàn, khỏe mạnh. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì điều này có thể được thực hiện chỉ cần một số bước đơn giản
Đây là một bước quan trọng khác cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Buổi học này sẽ giúp bạn chuẩn bị về thể chất, tinh thần và sức khỏe trong thai kỳ. Tại buổi học này, bạn và bác sĩ sẽ thảo luận về:
- Cân nặng của bạn:
Cố gắng đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng trước khi bạn có thai. Nếu bạn tăng thêm vài cân, việc giảm cân sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường. Nếu bạn thiếu cân, việc tăng cân có thể khiến bạn ít có khả năng sinh con nhẹ cân.
- Lối sống của bạn:
Nếu bạn hút thuốc hoặc uống rượu, bạn sẽ cần dừng lại. Hút thuốc trong khi mang thai ảnh hưởng đến cả bạn và em bé trước, trong và sau khi sinh. Khi bạn hút thuốc, chất Nicotine (chất gây nghiện trong thuốc lá), Carbon Monoxide và các chất độc khác đi qua dòng máu sau đó đi trực tiếp vào em bé trong bụng mẹ. Những chất này có thể:
- Gia tăng nguy cơ chảy máu trong thai kỳ hoặc sau khi sinh, khiến tình trạng của mẹ và bé trở nên nguy hiểm.
- Nhịp tim của bé tăng lên.
- Tăng khả năng sảy thai và thai chết lưu.
- Tăng tỷ lệ sinh non, em bé nhẹ cân.
- Làm cho em bé dễ bị các vấn đề về phổi hoặc khó thở trong tương lai.
Uống rượu khi mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh bao gồm chậm phát triển não bộ và một số vấn đề về thể chất. Vì thế không nên uống rượu khi mang thai sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé.
- Vitamin trước khi sinh:
Hãy bắt đầu dùng vitamin hàng ngày có axit folic, ít nhất một tháng trước khi bạn mang thai. Vitamin đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh nứt đốt sống (gai đôi cột sống), một tình trạng nghiêm trọng trong đó não và tủy sống hình thành không bình thường. CDC khuyên bạn nên uống 400 microgam axit folic mỗi ngày trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ. Hầu hết các nhà thuốc đều bán các loại vitamin trước khi sinh.
- Lượng đường trong máu:
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem lượng đường trong máu của bạn có được kiểm soát ổn định không. Đây là điều quan trọng, bởi vì bạn có thể không biết bạn mang thai cho đến khi em bé đã lớn được 2-4 tuần. Lượng đường trong máu cao trong 13 tuần đầu tiên có thể gây dị tật bẩm sinh, dẫn đến sảy thai và khiến bạn có nguy cơ bị biến chứng tiểu đường.
- Thuốc:
Bạn sẽ cần nhiều insulin hơn trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết làm thế nào để điều chỉnh liều của bạn. Nếu bạn uống thuốc tiểu đường, bác sĩ có thể chuyển bạn sang insulin, vì một số loại thuốc điều trị tiểu đường có thể gây hại cho em bé. Vì vậy, một số phương pháp điều trị huyết áp cao được sử dụng với bệnh tiểu đường. Tóm lại: Thảo luận về tất cả các loại thuốc bạn dùng với bác sĩ.
- Lập kế hoạch bữa ăn:
Bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi trong khi bạn mang thai để tránh sự thay đổi lượng đường trong máu. Bạn cũng cần phải nạp thêm calo để nuôi dưỡng em bé đang lớn.