Bột lúa mạch

Bột lúa mạch

Cháo bột lúa mạch chẳng những giúp hạ cholesterol, giảm triglyceride, còn có tác dụng giảm cân cho người bệnh tiểu đường, nhất là thông đại tràng, điều trị táo bón, người lớn tuổi phân khô, khi đi cầu nếu quá gượng sức sẽ xảy ra tai biến mạch máu não, nên dùng cháo bột lúa mạch để trị táo bón.

Bà Thatcher, nguyên Thủ tướng Anh vốn bị chứng cao cholesterol, nhưng bà ta không dùng thuốc, chỉ ăn bánh mì làm bằng lúa mạch vào mỗi buổi sáng.

Ở Bắc Kinh có nhiều công nhân, bệnh nhân cũng ăn cháo lúa mạch mỗi buổi sáng. Cách nấu thật đơn giản, dùng nước sôi nấu chín 50g bột lúa mạch. Hàng tháng không tốn kém là bao. Vì ăn chén cháo lúa mạch, bạn sẽ bớt ăn 50g các thức ăn chính khác như cơm, cháo...

Chỉ cần ăn liên tục, bạn sẽ thấy công hiệu. Nhất là đối với người bệnh tiểu đường, vì cháo lúa mạch giúp hạ cholesterol, giảm triglyceride, giảm cân. Đặc biệt còn có tác dụng trị táo bón, thích hợp cho người lớn tuổi phân khô khó đi cầu, tránh gượng sức gây tai biến mạch máu não.

Tìm hiểu lúa mạch là gì?

Lúa mạch còn được gọi với cái tên mầm lúa, mầm mạch, có tên khoa học là Hordeum vulgare L thuộc họ Lúa. Lúa mạch thuộc dạng cây thảo, rễ dạng sợi. Thân cây to, mọc đứng cao 50 - 100 cm. Lá cây phẳng, ráp, có lưỡi bẹ ngắn. Hoa của lúa mạch nhỏ, đều sinh sản xếp trên 4 dãy. Các mày hình dải, thon hẹp thành râu. Các mày nhỏ gần bằng nhau và đều có râu mọc đứng.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy lúa mạch chứa nhiều vitamin nhóm B, sắt và chất xơ có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Sử dụng lúa mạch mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh hơn chính vì vậy lúa mạch được trồng để lấy hạt ăn và làm bánh, mầm được dùng để làm kẹo, chế rượu bia, làm mạch nha.

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao được hiểu một cách đơn giản là dư thừa glucose trong máu. Hàm lượng magnesium trong lúa mạch là khá cao. Khoáng chất này phản ứng với các enzyme có thể kiểm soát mức độ đường trong máu, giúp giữ tỷ lệ đường huyết của cơ thể ổn định. Bằng cách này, nó kiểm soát các nguy cơ của bệnh tiểu đường, viêm khớp và các bệnh liên quan đến xương. Hãy bổ sung lúa mạch vào bữa ăn hàng ngày để kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa

Theo các nghiên cứu mới đây, lúa mạch có thể giảm cholesterol xuống 15% ở những người có hàm lượng cholesterol tăng cao. Lúa mạch có nguồn beta glucan phong phú, một dạng chất xơ giúp ruột trì hoãn hấp thu mỡ và cholesterol, giúp bảo vệ tim. Vitamin E, kẽm, sắt có trong lúa mạch còn giúp ngăn ngừa bệnh tim, ngăn chặn đột quỵ, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

3. Làm giảm huyết áp

Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu trong động mạch lên cao, khiến tim phải hoạt động nhiều và mạnh để bơm máu đến cơ quan trong cơ thể, dẫn tới đột quỵ, suy tim, suy thận và hàng loạt tai biến về não như xuất huyết, thiếu máu não…

Trong lúa mạch chứa 13% chất xơ và các axit amin có tác dụng sản xuất axit propionic, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của enzyme HMG-CoA để làm giảm mức cholesterol có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, giúp chống lại bệnh huyết áp cao, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

4. Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Một trong những công dụng tuyệt vời của lúa mạch là giàu chất xơ. Đặc biệt khi bạn lớn tuổi thì hệ thống tiêu hóa bắt đầu suy giảm, việc sử dụng lúa mạch thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh đại tràng, táo bón.

5. Làm giảm nguy cơ ung thư đường ruột

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Hoàng gia London và Hiệp hội Ung thư Đan Mạch cho biết: Chất xơ trong lúa mạch có tác dụng rất tốt cho cơ thể, làm giảm tới 1/5 nguy cơ mắc ung thư ruột. Chất này không hòa tan trong nước nên nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột già và giúp cơ thể chống chọi lại mầm bệnh, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột.

6. Giúp xương chắc khỏe

Sắt, phốt pho, canxi, magiê, mangan và kẽm trong lúa mạch giúp xây dựng và duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh và cân bằng lượng phosphate và canxi .

Ngoài ra, sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của collagen.

7. Giảm triệu chứng của thời kỳ mãn kinh

Phần vỏ lúa mạch rất giàu chất dinh dưỡng gồm các vitamin nhóm E, B có tác dụng duy trì vẻ đẹp từ bên trong. Phần phôi của hạt lúa mạch cũng chứa các vitamin E, xơ cung cấp các khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào da, làm da mịn màng và tóc mọc khỏe.

Trong lúa mạch còn có một chất tên là lignans, chống ôxy hóa và giàu chất dinh dưỡng, duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và đưa máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Sử dụng lúa mạch thường xuyên giúp kiểm soát và chống lại các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...