Bệnh thận và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh thận

Bệnh thận và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh thận

Thận là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của con người. Thận gồm có hai quả hình dáng giống như hạt đậu, to bằng nắm tay, nằm ở phía lưng. Cứ khoảng 30 phút một lần, toàn bộ lượng máu của cơ thể lại được lọc hết qua thận để loại bỏ các chất thải độc hại đối với cơ thể, giữ lại các dưỡng chất cần thiết. Thận duy trì sự cân bằng của nước, đảm bảo mức độ ổn định của các khoáng chất cần thiết như calci, sản xuất hormon như erythropoietin, enzyme và vitamin, giúp điều hòa huyết áp và số lượng hồng cầu... Mỗi thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị thận (nephron). Mỗi đơn vị thận gồm tiểu cầu thận, ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa và ống góp. Chức năng hóa sinh của thận là: (1) bài tiết tạo thành nước tiểu, (2) cân bằng nước, điện giải và cân bằng acid base, (3) Tổng hợp một số protein đặc biệt và hormone renin, protease glandin, erythropoietin, calcitriel.

Theo thống kê năm 2015, Việt Nam có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn chiếm 6.73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tỉnh trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng.

I. NGUYÊN NHÂN KHIẾN THẬN BỊ SUY YẾU

Rất nhiều nguyên nhân khiến thận bị bệnh, đó có thể là do con người dùng quá nhiều loại thuốc trị bệnh khiến thận phải bài tiết nhiều hơn, do một số bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thận, do các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường... Khi bị bệnh thận, bệnh nhân bị đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn, có thể kèm theo sốt. Nếu bị sỏi thận, cơn đau sẽ rất dữ đội, từ sau lưng lan xuống bộ phận sinh dục. Đa số người mắc bệnh thận sẽ bị phủ toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt. Sự thay đổi màu sắc và độ trong của nước tiểu cũng là một biểu hiện của bệnh thận. Bình thường, nước tiểu trong, có màu vàng từ nhạt tới hơi sằm. Còn ở bệnh nhân mắc bệnh thận, nước tiểu thường bị đục hoặc có màu thẫm hơn bình thường.
Có nhiều bệnh về thận. Ngoài các bệnh thận nguy hiểm như ung thư thận, thận đa nang, lao thận... còn có thêm 6 bệnh về thận phố biên sau:

1. Suy thận

Là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein... qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng bệnh của thận. Có 3 thể SUY thận là suy thận cấp tính, mạn tính và suy thận giai đoạn cuối. Suy thận cấp tính phần lớn do giảm thể tích máu làm cho thận không thực hiện được chức năng bài tiết và điều hòa nước. Suy thận mạn tính khi độ thanh thải creatinin xuống dưới 40ml/phút. Đây là những bệnh ống thận - mô kẽ mạn tính. Trong suy thận mạn tính, một số trường hợp bệnh nặng phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Đây cũng chính là suy thận giai đoạn cuối.

2. Bệnh sỏi thận

Khi bị bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ thấy đái khó, đái buốt, đái rắt, màu sắc nước tiêu thay đổi (đục, đỏ...), lượng nước tiêu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt... Nguyên nhân gây ra sỏi thận - niệu là do có sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là lượng calci trong nước tiểu tăng do chế độ ăn uống thừa calci, rối loạn chuyển hóa tuyến nội tiết và tuyến cận giáp trạng. Một nguyên nhân phổ biến nửa gây sỏi thận là do viêm nhiễm đường tiết niệu.

3. Viêm thận

Là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thuốc, hóa chất. Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, F.coli, Profeur... Viêm thận chia thành hai dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh hay gặp trong các bệnh thận ở trẻ em từ 2 - 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do các ô nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện vệ sinh kém cũng là hoàn cảnh thuận lợi gây bệnh. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người lớn.

4. Viêm ống thận cấp

Thường là do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit khiến người bệnh không đái được, urê máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt. Một số chất khác gây viêm ống thận nhiễm độc như asen, tetraclorua, acid oxalic, phospho carbon, acid clohydric, acid nitric, cantarit, pyramydon naptol, clorofoc, vitamin D2.

5. Bệnh thận nhiễm mỡ

Khi thận bị nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy tự nhiên bị phù rất đột ngột hoặc bị phù sau nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng. Đề điều trị cần kết hợp chế độ ăn hạn chế muối, Ít nước, nhiều vitamin và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng các thuốc nhóm corticoid đúng cách theo liều lượng cân nhắc để tránh biến chứng hoặc tác dụng phụ của thuốc.

6. Hội chứng thận hư

Khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Nhiều khi hội chứng thận hư có nguyên nhân từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng. Khi ngừng thuốc, cầu thận có thể trở lại bình thường.

Nhìn chung bệnh về thận rất nguy hiểm và là những ca bệnh nặng cân phải được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế. Trong cộng đồng, cần phổ biến kiến thức y học phổ thông để mọi người có ý thức bảo vệ sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu xét nghiệm sinh hóa, huyết học để sớm phát hiện bệnh về thận và có hướng điều trị tích cực.

II. TRIỆU CHỨNG CHUNG CỦA BỆNH THẬN

Thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Đau thận gây đau vùng hông, lưng, sát gần xương sườn, có thể gây sốt. Ngoài ra, sự thay đổi màu của nước tiểu cũng do bệnh tại thận.

Thận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Nước tiểu từ thận tạo ra rẽ theo hai ống dẫn là niệu quản, rôi chảy xuống bàng quang. Nước tiểu đọng lại đó vài tiếng đồng hồ rồi được đưa ra ngoài theo ống niệu đạo. Đối với nam giới, qua đường ống niệu đạo đề ra ngoài còn có tinh dịch bao gồm tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra và các dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh.

Thông thường các bệnh nhân thường có dấu hiệu đau lưng liền kết luận bị sỏi thận. Tuy nhiên có 98%⁄% đau lưng không phải là do bệnh thận mà lại là do bệnh từ cột sống, lưng, thần kinh hoặc bệnh đau toàn thân. Các bệnh nhân bệnh cúm ngoài đau khắp mình thì vùng lưng đau dữ dội hơn. 2% đau lưng do bệnh thận thì chỉ có hơn 1%là do sỏi thận gây ra, còn lại là do viêm thận, bướu thận.

- Đau thận gây đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn có thể kèm theo sốt.

- Đau sỏi thận, sỏi niệu quản gây ra những cơn đau dữ dội, đau từ sau lưng chạy xuống bộ phận sinh dục.

III. XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI NGHI NGỜ BỆNH THẬN

1. Phân tích nước tiểu theo các thông số sau

pH, ty trọng, glucose, protein, cetonic, nitrit, bellirubim, billiruminogen. Bình thường pH 5-6, nitrit âm tính; urobilinogen 17 micromol.

2. Creatinin huyết

Creatinin là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ creatinphosphat — 1 chất cho năng lượng cao của sự co cơ. Creatinin được tổng hợp trong thận, gan, và chuyển vào máu. Nồng độ creatinin huyết được coi như là một test thăm dò chức năng thận. Creatinin trong máu phụ thuộc theo tuổi và giới. Khi cầu thận bị tổn thương, nồng độ creatinin huyết tăng sớm hơn so với nồng độ ure huyết.

3. Cystatin C huyết

Cystatin là một protein được tổng hợp từ tất cả tế bào có trọng lượng phân tử nhỏ được lọc thoải mái qua cầu thận và tái hấp thu ở ống thận. Nếu bệnh nhân có sự thay đổi độ lọc của cầu thận, nồng độ cystatin C huyết tăng sớm hơn creatinin huyết.

4. Ure huyết

Ure là sản phẩm chuyển hoá của protein và acid nucleic. Ure được tổng hợp ở gan và dễ dàng lọc qua cầu thận, nhưng 60% lượng ure được tái hấp thu ở ống thận, bình thường ure huyết là 2,1-7,Immol/L. Nông độ ure huyết cao gặp trong thiểu năng cấp và mạn tính.

5. Acid uric huyết

Nó là sản phẩm chuyển hoá của purin - thành phần của acid nucleic. Acid uric chủ yêu tạo ở gan, và vận chuyền trong máu, được lọc qua ở câu thận. Ở ống lượn gần 90-100%% được tái hấp thu trở lại. Nồng độ acid uric tăng trong bệnh Gout, bệnh qúa sản tuỷ, và giảm trong bệnh thận, thiếu hụt enzyme chuyễn hoá nhiễm độc thai nghén.

6. Protein niệu

Màng cầu thận bình thường lọc được các phân tử protein có trọng lượng < 66.000 và được tái hấp thu ở ống thận. Protein niệu được coi như một dấu hiệu của các bệnh về thận. Protein niệu có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng lâm sàng, hoặc không của bệnh thận.

7. Microalbumin niệu (MAU)

Đó là nồng độ albumin trong nước tiểu chỉ khoảng 30 - 90mg/24 giờ. MAU được gọi là dương tính khi > 30mg/24 giờ. MAU được coi như là một dấu ấn quan trọng trong việc phát hiện giai đoạn khởi đầu của bệnh thận, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường. Người ta định lượng nó bằng kỹ thuật miễn dịch.

8. Creatinin niệu

Nồng độ creatinin đảo thải trong nước tiểu của nam giới nhiều hơn so với phụ nữ.

Nam giới 14-26 mg/kg/24 giờ. Nữ giới 11-20mg/kg/24 giờ. 

9. Acid uric niệu

Acid uric niệu thay đổi theo chế độ ăn giao động trong khoảng 1,5-4,5mmol/24 giờ.

Đánh giá chức năng thận bằng độ thanh lọc creatinin, độ thanh lọc urê của cầu thận.

Creatinin và ure là những chất nội sinh. Độ thanh lọc creatinin ở người bình thường nam giới là 97- 137mL/phút/ 1,73m2; nữ giới là 88-128mL/phút/1,73m2, Độ thanh lọc ure không chính xác lắm vì Ure huyết thay đổi trong ngày và thay đổi theo chế độ ăn uống.

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN

Suy thận là vấn đề ngày càng trở nên phố biến, có tính toàn cầu không chỉ với người làm y tế mà còn với cả cộng đồng. Bệnh thận thường là nguyên phát hoặc xuất hiện thứ phát. Trước đây là ở các bệnh do sỏi hay nhiễm khuẩn, sau này là các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh chuyển hóa lipid, bệnh gút... Để phòng chống và điều trị được bệnh lý thận tiết niệu thì không chỉ ngăn chặn những bệnh gây ra tổn thương thận mà còn cần phát hiện sớm những tổn thương thận.

Để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận trước hết phải làm sao để có thể phát hiện bệnh một cách sớm nhất.

1. Phát hiện bệnh thận sớm bằng cách nào?

Dựa vào hai chỉ số cơ bản nhất là huyết áp và albumin niệu qua đo huyết áp thường xuyên và xét nghiệm nước tiểu để tìm albumin niệu. Với người bệnh bình thường thì 6 tháng một lần nên xét nghiệm albumin niệu, nếu nó có biến loạn thì cần thiết phải làm xét nghiệm khác đề đánh giá chức năng thận tiết niệu. Đối với tất cả những người có nguy cơ cao như tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, glucid hay người cao tuổi thì phải kiểm tra chức năng thận thường xuyên 3 tháng một lần.

2. Phân loại mức độ của suy thận

Trong giai đoạn đầu khi thận mới bị tổn thương, mức lọc cầu thận có thể bình thường hoặc tăng nhẹ trên 90 ml/phút. Khi thận suy nhiều hơn, mức lọc cầu thận sẽ giảm dần và kèm theo những biến loạn lâm sàng và xét nghiệm khác. Chức năng thận suy nhẹ khi mức lọc cầu thận: 60 đến 89 ml/phút; suy vừa mức lọc cầu thận từ 30 đến 59 ml/phút; suy nặng mức lọc cầu thận từ 15 đến 29 ml/phút, và đến khi mức lọc cầu thận còn dưới 15 ml/phút thì đó là suy thận rất nặng và bắt buộc phải điều trị thay thế lọc máu hoặc ghép thận.

3. Xu hướng hiện nay về điều trị bệnh thận

Thế kỉ XX, khi điều trị suy thận, người ta đặt song song cả vẫn để về điều trị bảo tồn, lọc máu tại bệnh viện, ghép thận. Nhưng từ những nghiên cứu mới sau nảy cộng thêm với sự phát triển kinh tế xã hội và lĩnh vực y tế thì từ năm 2000 trở về đây, xu hướng chung là làm thế nào điều trị dự phòng và kéo dài thời gian suy thận nhẹ và vừa, càng lâu càng tốt. Đôi với bệnh nhân không thể điều trị kéo dài, cần điều trị sớm thì xu hướng ghép thận là tối ưu. Đối với vấn đề lọc máu là tăng cường tự lọc máu và giảm số lượng lọc máu tại bệnh viện. Tăng cường việc đào tạo cho bệnh nhân có thể nắm được tình trạng bệnh và có thể tự điều trị được, có thể tự lọc máu tại nhà.

4. Điều trị dự phòng sớm và duy trì mục tiêu điều trị

Hiện nay thầy thuốc cố gắng kéo dài thời gian điều trị bảo tồn cho người bệnh càng lâu càng tốt, từ khi tổn thương thận đến khi suy thận độ 1 nhẹ nếu điều trị tốt có thể kéo dài 5 đến 10 năm, khi suy thận vừa đến nặng kéo dài 5 đến 10 năm. Như vậy nếu điều trị tốt có thể kéo dài thời gian sông của bệnh nhân không phải lọc máu tới 20-30 năm. Tư vấn và điều trị dự phòng bệnh nhân tốt sẽ giảm thiểu số lượng bệnh nhân phải lọc máu. Duy trì mục tiêu điều trị ở mức khống chế huyết áp dưới 130/80mmHg, Không chế mức albumin niệu; thuốc sử dụng là ức chế men chuyển đổi angiotensin và ức chế thụ thể angidensin AT1.

5. Lọc máu hay ghép thận sớm khi có chỉ định thay thế

Thứ nhất là ghép thận với tất cả bệnh nhân có khả năng nếu có người cho. Đối với những người bệnh bắt đầu lọc máu thi nên được lọc máu sớm. Trước đây chúng ta chỉ định lọc máu khi mức lọc cầu thận dưới 10 ml/phút đối với bệnh nhân đái tháo đường, 8ml/phút đối với bệnh nhân không đái tháo đường. Nhưng ngày nay khi mức lọc cầu thận dưới 15ml/phút đã có chỉ định điều trị thay thế thận bao gồm ghép thận, lọc màng bụng, thận nhân tạo. Lọc máu sớm sẽ giúp chức năng thận còn lại duy trì cân bằng nội môi, tham gia các hoạt động nội tiết cũng như giảm các biến chứng lâu dài của người bệnh.

6. Tự lọc máu

Đối với bệnh nhân có điều kiện, có trình độ hiểu biết, bệnh nhân ở xa các trung tâm lớn thì phương pháp lựa chọn đầu tiên đó là lọc màng bụng hay thấm phân phúc mạc. Trong lọc màng bụng hay thẩm phân phúc mạc thì ta có thể lựa chọn lọc màng bụng liên tục ngoại trú hay lọc màng bụng bằng máy. Hiện nay ở Việt Nam đã có 12 trung tâm tiến hành lọc màng bụng liên tục ngoại trú với hơn 900 bệnh nhân. Thứ hai là thận nhân tạo. Tốt nhất chúng ta lựa chọn tự lọc thận nhân tạo bao gồm có lọc máu tại nhà. Phương án tối ưu là lọc máu hàng ngày, mỗii ngày 2 giờ và 5-7 ngày/tuần hoặc tối thiểu là 4 giờ/lần, 3 đến 4 lần trong tuần. Còn đốii với bệnh nhân không thể tự lọc máu được thì có thể lọc màng bụng hay thận nhân tạo tại bệnh viện hay tại nhà nhưng có sự giúp đỡ của đội ngũ nhân viên y tế. Với phương pháp tự lọc máu, không chỉ cải thiện được chất lượng cuộc sống, trả lại người bệnh cho cộng đồng mà về mặt y tế còn khống chế được huyết áp tốt hơn, sử dụng thuốc ít hơn, giảm biến chứng suy tim, giảm biến loạn về dinh dưỡng, tiêu hóa, thần kinh.

V. PHÒNG BỆNH SUY THẬN NHƯ THẾ NÀO?

- Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.

- Theo một chế độ ăn hợp lý và cần bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.

- Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.

- Dừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.

- Tập thể dục thể thao mỗi ngày.

- Cẩn thận khi dùng nước khoáng thiên nhiên vì có nhiều muối như calci carbonat sẽ biến thành calci oxalat gây sỏi thận.

- Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận, như dùng vitamin C liều cao lâu đài dễ bị sỏi thận.

- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

- Chú ý, những sản phẩm i-ốt dùng để làm chất cản quang trong một số xét nghiệm chụp hình X-quang cũng có thể gây tổn thương cho thận với những người có thể trạng yếu. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chụp X-quang.

VI. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh thận. Họ cần hiểu biết và thực hiện đúng chế độ ăn phù hợp với từng loại bệnh thận thì vấn đề điều trị thuốc mới đạt hiệu quả tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số chế độ ăn uống thường áp dụng trong chuyên khoa thận.

1. Trong bệnh viêm cầu thận cấp những thực phẩm nên dùng:

- Chất béo: không nên sử dụng các loại có nguồn gốc động vật.

- Chất đạm: không nên sử dụng nhiều các chất đạm có nguồn gốc thực vật.

- Các loại rau quả: theo dõi lượng nước tiểu đề sử dụng số lượng rau quả hợp lý. Nêu vô niệu hoặc thiêu niệu thì không ăn rau quả.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: 

- Gạo té: I00-150g.

- Khoai sọ, khoai lang: 200-300g.

- Thịt nạc hoặc cá: 50-100g.

- Trứng vịt, gà: 1 quả, tuần ăn 2-3 lần.

- Dầu ăn: 20-30g.

- Rau: 200-300g.

- Quả: 200-300g.

- Nước: bằng số lượng nước tiểu hàng ngày cộng thêm 300-500ml.

Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn sẽ là: 

- Năng lượng: 1.600-1.700calo. 

- Đạm có nguồn gốc động vật: 20-25g.

- Đạm có nguồn gốc thực vật: 10-15g.

- Tổng số đạm: 30-40g.

- Chất béo động vật: 7-10g.

- Chất béo thực vật: 20-30g.

- Tổng số chất béo: 30-40g.

Chú ý trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày. 

2. Thực phẩm trong bệnh viêm cầu thận có hội chứng thận hư, chưa suy thận

Những thực phẩm nên dùng:

- Chất bột đường: các loại gạo, mì, khoai sắn đều được.

- Chất béo: chỉ nên sử dụng 20-25g/ngày, 2/3 là dầu thực vật.

- Chất đạm: ăn thịt nạc, cá, sữa, trứng, đậu đỗ; Lượng đạm 1,5-2g/kg/ngày. Nên sử dụng sữa bột tách bơ để tăng cường đạm và calci.

- Các loại rau quả: ăn rau quả như bình thường. Nếu tiểu ít thì cần hạn chế.

Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế: 

- Chất bột đường: không phải kiêng.

- Chất béo: không nên sử dụng các loại có nguồn gốc động vật. Giảm số lượng.

- Chất đạm: không nên sử dụng các phủ tạng động vật như tim, óc, thận. Hạn chế trứng, chỉ ăn 1-2 quả/tuần.

- Các loại rau quả: nếu vô niệu hoặc thiểu niệu thì không ăn rau quả. Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: gạo tẻ: 300-350g. Thịt nạc hoặc cá: 200g hoặc 300g đậu phụ. Dâu ăn: 10-15g. Rau: 300-400g. Quả: 200-300g. Muối: 2g. Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khâu phân sẽ là: năng lượng: 1.000-2.000kcal. Đạm có nguồn gốc động vật: 20- 25g. Đạm có nguồn gốc thực vật: 30-35g. Tông sô đạm: 50-60g. Chất béo động vật: 7-10g. Chất béo thực vật: 15-20g. Tổng số chất béo: 20-25g.

Chú ý trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết phủ có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.

3. Trong suy thận những thực phẩm nên dùng:

- Chất bột đường: các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.

- Chất béo: dầu, mỡ, bơ. Nên sử dụng 35-40g/ngày, 2/3 là thực vật.

- Chất đạm: giảm đạm; thịt nạc, cá 50g/ngày; sữa 100- 200ml/ngày; trứng gà, vịt: 2-3 quả/tuân.

- Các loại rau quả: ăn loại ít đạm, nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp.

Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:

- Chất bột đường: hạn chế gạo, mì. Chỉ nên ăn dưới 150g/ngày.

- Chất béo: ăn ít mỡ, tránh các loại phủ tạng động vật. - Chất đạm: không nên ăn đậu, đỗ, lạc, vừng.

- Các loại rau quả: tránh các loại có vị chua: rau ngót, rau mồng tơi, rau đay.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: gạo tẻ: 50- 100g. Khoai sọ, khoai lang: 200-300g. Miễn dong: 100-120g. Bột sắn, bột đao: 20g. Đường kính: 30-50g. Sữa tươi: 100- 200ml. Thịt nạc hoặc cá: 50g. Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần. Dầu ăn: 20-30g. Rau: 200-300g. Quả chín: 200-300g.

Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn sẽ là: Năng lượng: 1. 600-1.700calo. Đạm có nguồn gốc động vật: 16-18g. Đạm có nguồn gốc thực vật: 11-13g. Tổng số đạm: 27-29g. Chất béo động vật: 10-12g. Chất béo thực vật: 30- 32g. Tổng số chất béo: 40-45g.

Chú ý ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm mỗi ngày. (Biên soạn có tham khảo tài liệu của ThS. Nguyễn Vĩnh Hưng).
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...