Y học cổ truyền điều trị viêm dạ dày như thế nào?

Y học cổ truyền điều trị viêm dạ dày như thế nào?

Y học cổ truyền điều trị bệnh viêm dạ dày chủ yếu là căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, kết hợp với bệnh lý, nguyên nhân bệnh. Y học cổ truyền chia viêm dạ dày mạn tính thành 5 dạng, tức: gan vị khí ứ trệ, tỳ vị hư hàn, vị nhiệt âm hư, nhiệt thương vị lạc và vị lạc ứ huyết. Lâm sàng có thể căn cứ vào các dạng khác nhau để biện chứng thi trị, thường dùng các loại thuốc y học cổ truyền sau: 

a. Bảo hoà hoàn: thành phần chủ yếu: sơn ưa, thần khúc, pháp bán hạ, phục linh, vỏ quýt, liên kiều, có tác dụng tiêu thực, dẫn trệ, hoà vị, kiện tỳ. Thích hợp với trẻ ăn uống kém, bụng trướng, đau dạ dày, ợ chua, nấc. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 9 gam.

b. Vị khí chỉ thống hoàn: thành phần chủ yếu gồm hương phụ, cao lương khương, có tác dụng ôn trung tản hàn, hành khí, giảm đau. Thích hợp với trẻ đau bụng, thích xoa bóp, nôn ra nước trong, chân tay lạnh. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ba gam, uống với nước sôi ấm. 

c. Hương sa dưỡng vị hoàn: thành phần chủ yếu: mộc hương, sa nhân, chỉ thực, đậu khấu nhân, phục linh, hậu phác, hương phụ, có tác dụng kiện tỳ, hoà vị, lý khí, tiêu thực. Thích hợp với trẻ viêm dạ dày ăn uống kém, trướng bụng, đau bụng trên, ợ chua, nấc. Ngày 2 lần, mỗi lần 6 gam, uống với nước sôi ấm.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...