Vitamin và khoáng chất trong Xì dầu - Rượu gia vị - Mật ong - Vừng

Vitamin và khoáng chất trong Xì dầu - Rượu gia vị - Mật ong - Vừng

Gia vị thực vật thiên nhiên như quế, ớt, hồi đều có mùi thơm cay, nồng, có thể làm tăng thêm mùi thơm vị tươi cho thức ăn, khử mùi tanh hôi, tăng cường khẩu vị.

Trong cuộc sống, tuy gia vị chỉ được dùng với số lượng không nhiều nhưng lại chứa một lượng nhất định về nguyên tố khoáng chất và vitamin, có thể bổ sung thêm cho các thức ăn chính như thịt và rau, có tác dụng cân bằng dinh dưỡng. Dầu mỡ là một loại rất quan trọng trong đồ gia vị, nó không chỉ có thể điều hòa các loại mùi vị, mà còn làm cho thức ăn tránh bị xào cháy quá sớm, là thứ không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày. Trong dầu mỡ còn chứa các chất dinh dưỡng như vitamin E và axit béo, là nguồn thức ăn quan trọng để đề phòng bệnh về mạch máu tim, não. Đồ gia vị loại đã chế biến có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, tăng thêm vị tươi, khử mùi tanh hôi, thay đổi khẩu vị, tăng thêm màu sắc và cân bằng axit - bazơ.

Xì dầu

Xì dầu được chế biến từ đậu tương, tỉnh bột, lúa mì, muối ăn, qua quá trình ủ, lên men. Xì dầu có nhiều loại khác nhau, có loại dùng để nấu, có loại dùng để ăn sống.

* Công dụng:

Khi nấu nướng thức ăn cho thêm chút xì đầu sẽ làm tăng thêm mùi thơm của thức ăn, làm tăng thêm màu sắc của thức ăn để kích thích ăn uống.

Nguyên liệu chủ yếu của xì dầu là đậu tương. Giá trị dinh dưỡng của xì dầu rất cao. Đậu tương và sản phẩm của nó đều chứa nguyên tố chất khoáng selen, có tác dụng phòng chống ung thư.

Xì dầu chứa nhiều vitamin và chất khoáng, có thể giảm cholesterol, giảm tỷ lệ phát bệnh máu tim và giảm bớt các nhóm hóa học tự do của một ít xì dầu tương đương với một cốc rượu nho đỏ (vang đỏ).

* Những người cần dùng:

Tất cả mọi người đều có thể ăn được.

* Lượng dùng: Mỗi lần 10 - 30ml. 

* Chú ý: Xì dầu lên men không nên ăn. Loại xì dầu dùng để nấu thì không nên ăn sống.

Khi xào nấu thức thức ăn, sắp bắc ra hãy cho xì dầu vào, không nên đun nóng quá lâu.

Khi đang uống thuốc chữa bệnh ruột dạ dày, và bệnh về máu, tim kiêng ăn xì dầu để tránh tác dụng phụ như: nôn, buồn nôn.

Rượu gia vị

Rượu gia vị là loại rượu chuyên dùng để nấu nướng. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số nước Châu  u hay có thói quen dùng rượu để làm gia vị nấu nướng thức ăn. Về mặt lý luận thì bia, rượu trắng, rượu vàng, rượu nho, whisky đều có thể dùng để nấu nướng, nhưng qua thực tiễn thử nghiệm lâu ngày, người ta đã phát hiện ra các loại rượu khác nhau khi nấu thức ăn sẽ có những mùi vị khác xa nhau. Qua thử nghiệm nhiều lần người ta đã phát hiện thấy rượu vàng chỉ dùng làm gia vị là tốt nhất.

* Công dụng:

Công dụng chủ yếu của rượu vàng trong nấu nướng là khử được mùi tanh hôi, giảm mỡ ngấy, khi nấu nướng có thể thông qua việc etylic bay hơi mà làm cho mùi thơm đọng lại trên thức ăn bốc hơi ra làm thức ăn thơm phức khắp nơi.

Trong rượu vàng còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng (nguyên tố vi lượng), hàm lượng axit amin tương đối cao. Dùng rượu nấu nướng sẽ làm tăng thêm tươi và làm cho dinh dưỡng trong thức ăn phong phú hơn.

Khi nấu nướng các món ăn là thịt, gia cầm, trứng, cho thêm chút rượu vàng, để nó ngấm vào bên trong thức ăn, hòa tan các chất hữu cơ vi lượng, từ đó làm thức ăn mềm ra.

Rượu vàng uống nóng có thể giúp cho tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất, có tác dụng bổ huyết dưỡng da, hoạt huyết khử hàn, có thể chống giá lạnh, đề phòng cảm. Rượu vàng còn dùng làm rượu thuốc.

* Những người dùng thích hợp: Người lớn đều dùng được.

* Lượng dùng: Khi nấu nướng tùy theo số lượng thức ăn để cho vào cho thích hợp.

Uống trực tiếp thì khoảng 30ml mỗi ngày nhiều nhất không nên quá 200ml.

* Chú ý: Khi nấu nướng không nên cho quá nhiều để tránh mùi rượu quá nặng ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn.

Mùa hè không nên uống.

Hâm nóng uống sẽ có lợi cho sức khỏe. Như vậy có thể làm cho các hợp chất hữu cơ như methanol, ethers, aldehydes… bay hơi hết, đồng thời mù: thơm dạng mỡ trong đó bốc lên làm cho rượu đậm đà hơn, thơm hơn…

Mật ong (sữa ong chúa)

Mật ong là một loại thức ăn thiên nhiên, vị ngọt như mật, chứa đường đơn (monosaccarit) không cần phải qua tiêu hóa cũng có thể được cơ thể hấp thu. Mật ong có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ và đặc biệt là người già, mật ong còn được gọi là "sữa bò của người già".

Sữa ong chúa là loại sữa do ong thợ tiết ra dùng để nuôi ong chúa và ấu trùng, dinh dưỡng cao hơn nhiều so với mật ong.

* Công dụng:

Những người mất ngủ, trước khi đi ngủ mỗi ngày uống một thìa mật ong (hòa trong một cốc nước đun sôi để nguội) là sẽ nhanh chóng ngủ được.

Mật ong có thể cải thiện được thành phần máu, tăng cường công năng tim và máu, vì vậy uống mật ong thường xuyên sẽ rất tốt cho người bị bệnh máu tim.

Mật ong có tác dụng bảo vệ gan, thúc đẩy tế bào gan tái sinh, có tác dụng nhất định trong việc hạn chế gan nhiễm mỡ. Mật ong có thể giải rượu. Những người bị táo bón, uống mật ong có thể nhuận tràng đỡ táo bón.

Uống mật ong có thể nhanh chóng tăng cường thể lực, giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng bệnh tật cho cơ thể.

Mật ong còn có tác dụng diệt khuẩn. Ăn mật ong thường xuyên không chỉ vô hại cho răng mà còn diệt khuẩn tiêu độc cho răng miệng. Khi dùng mật ong bôi lên da sẽ làm cho vi khuẩn không sinh trưởng được, có thể chữa vết thương nhỏ trên da, nhất là chữa bỏng da.

Sữa ong có thể tăng cường sức đề kháng chống virus, vi trùng gây bệnh cho cơ thể, thúc đẩy tổ chức nội tạng tái sinh và phục hồi, điều chỉnh nội tiết và chuyển hóa chất, kích thích ăn uống chữa mất ngủ và thúc đẩy sinh trưởng phát triển, có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh.

* Những người dùng thích hợp: Phù hợp với tất cả mọi người nhất là người già và trẻ nhỏ.

* Lượng dùng: Mỗi ngày 20g.

* Chú ý: Mùa hè và mùa thu không nên uống mật ong sống. Trẻ mới sinh không nên cho uống mật ong để tránh ruột còn non dễ bị ngộ độc mật ong.

Khi uống nên pha với nước ấm, không nên pha với nước sôi nóng và càng không nên đun sôi uống.

Sữa ong phải cất trong tủ lạnh để bảo quản.

Do mật ong chứa fructose tương đối cao cho nên bệnh nhân tiểu đường nên ăn vừa phải. Mật ong không nên để trong đồ hộp kim loại, để tránh tăng hàm lượng kim loại nặng.

Mật ong không nên uống với nước trà, nếu không sẽ bị sinh ra chất cặn, có hại cho sức khỏe.

Sữa ong không phù hợp với những người hay bị dị ứng, những người bị đường huyết thấp cũng không nên ăn nhiều.

Vừng (dầu vừng, dầu thơm)

Vừng vừa dùng để ăn vừa dùng để ép dầu. Vừng có 2 loại: trắng và đen. Vừng trắng ăn tốt hơn còn vừng đen thì dùng làm thuốc tốt hơn. Ngày xưa, ở Trung Quốc các nhà dưỡng sinh đã đánh giá rất cao về vừng. Trong cuộc sống hằng ngày mọi người phần lớn là ăn vừng đã chế biến, dầu vừng, dầu thơm.

* Công dụng:

Vừng ép dầu không chỉ có mùi thơm phức, mà còn kích thích ăn uống, có lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng. Gần 70% vitamin E trong vừng có tác dụng chống oxy hóa, có thể bảo vệ gan, tim, chống suy lão.

Vừng đen chứa nhiều biotin, có tác dụng chống chữa rụng tóc do ốm yếu, già sớm, và cũng có tác dụng nhất định trong việc điều trị các bệnh gây ra rụng tóc. Ăn vừng thường xuyên sẽ tăng tính đàn hồi cho da.

Cứ 100g dầu vừng thì chứa tới 48mg sắt, cao gấp đôi gan lợn, gấp 7 lần lòng đỏ trứng gà. Ăn thường xuyên không chỉ điều chỉnh được thói quen ăn uống chỉ thích ăn một thứ thức ăn mà còn cải thiện và để phòng được thiếu máu do thiếu sắt.

Hàm lượng canxi trong dầu vừng cao hơn nhiều so với các loại rau và đậu, chỉ đứng sau có tôm moi, ăn thường xuyên rất tốt cho sự phát triển của xương và răng.

Vừng có tác dụng nhuận tràng và chống ung thư.

* Những người dùng thích hợp: Già trẻ đều ăn được.

* Lượng dùng: Mỗi ngày 10 - 20g.

* Chú ý: Lớp ngoài nhân vừng là một lớp màng hơi cứng, phải nghiền nát ra thì cơ thể mới hấp thu được dinh dưỡng, cho nên vừng nguyên hạt phải gia công xong mới ăn.

Khi ăn vừng không nên rang cháy.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...