Vitamin và khoáng chất trong thủy sản

Vitamin và khoáng chất trong thủy sản

Từ hàng loạt các chỉ tiêu dinh dưỡng ta thấy protein trong cá gần như giống với các loại thịt, đồng thời hàm lượng như canxi, phốt pho, sắt lại rất phong phú cho nên vị ngon tươi hơn các loại thịt và gia cầm bình thường.

Cá và đồ thuỷ sản khác cũng là nguồn thức ăn chứa một số loại vitamin và chất khoáng. 

Hàm lượng vitamin A, D trong cá phong phú, vitamin nhóm B và axit nicotinic (niacin) cũng có một lượng nhất định. Cá và thuỷ sản khác chứa nhiều chất khoáng như sắt, phốt pho, canxi, kali, iốt... Đặc biệt là trong cá biển, hàm lượng iốt, canxi, kẽm và đồng rất phong phú, có thể thúc đẩy cơ thể sinh trưởng và phát triển, có tác dụng quan trọng trong việc tiến hành các hoạt động sinh lý. 

Các loại tảo cũng là thủy sản quan trọng. Chúng cung cấp iốt và các chất khoáng khác cho cơ thể, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ.

Cá 

Cá có rất nhiều chủng loại, cá nước ngọt hay ăn chủ yếu có: cá chép, cá trắm, cá diếc, rô... 

Cá biển có cá chim, cá ngần, cá thu... chúng đều có đặc điểm là tươi, ngon, dinh dưỡng phong phú là thức ăn chứa một số vitamin và chất khoáng.

* Công dụng: 

- Thịt cá chứa vitamin như vitamin B2, B12, axit folic có tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu tiêu phù, thông sữa, thanh nhiệt, giải độc, chữa ho... có thể chữa phù nề, đầy bụng, tiểu ít, da vàng, tắc sữa... 

- Ăn cá sẽ có tác dụng rất tốt trong việc chữa phù do mang thai, động thai. 

- Thịt cá chứa nhiều nguyên tố magie, có tác dụng bảo vệ hệ thống động mạch tim, đề phòng bệnh huyết áp cao, bệnh tắc mạch cơ tim... 

- Cá chứa nhiều vitamin A, sắt, canxi, phốt pho... ăn thường xuyên sẽ có công dụng dưỡng gan bổ máu, dưỡng da, dưỡng tóc... 

* Những người dùng thích hợp: Tất cả mọi người đều dùng thích hợp. 

* Lượng dùng: Mỗi lần 100g. 

* Chú ý: Khi nấu cá không nên cho mì chính bởi vì bản thân cá đã có vị ngon ngọt rồi. 

Cá là chất bổ cho nên những người bị bệnh mạn tính nên ăn ít.

Các loại vỏ cứng 

Thức ăn loại vỏ cứng trên bàn ăn của chúng ta chủ yếu là tôm, cua, ốc, sò hến... chúng có đặc điểm dinh dưỡng là nguyên tố vi lượng cao, sắt, canxi cao, là nguồn thức ăn quan trọng chứa một số chất dinh dưỡng. 

* Công dụng: 

Thức ăn loại vỏ cứng chứa nhiều chất khoáng kali, iốt, magie, phốt pho và vitamin A, amino theophylline, thịt của chúng cũng mềm giống cá, dễ tiêu hóa, vẫn được coi là thức ăn bồi bổ cho người già, rất tốt cho sức khỏe, là thức ăn bổ dưỡng cần thiết cho người ốm yếu. 

Trong thịt và vỏ cứng của chúng chứa nhiều nguyên tố canxi, phốt pho, ăn thường xuyên sẽ bổ sung canxi cho xương phát triển, có tác dụng chống loãng xương. 

Thức ăn vỏ cứng chứa nhiều magie. Magie có tác dụng điều tiết quan trọng đối với hoạt động của tim, có thể bảo vệ hệ thống mạch máu tim, giảm hàm lượng cholesterol trong máu, phòng chống xơ cứng động mạch, đồng thời có thể giãn động mạch vành, đề phòng huyết áp cao và tắc nghẽn cơ tim. 

Thức ăn loại vỏ cứng chứa niacin và vitamin B6, vitamin E, có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống suy lão.

*Những người cần dùng: 

Tất cả mọi người đều ăn được kể cả những người có thể chất mỡ máu cao hoặc cholesterol cao. 

*Lượng dùng: 

Mỗi lần khoảng 50g. 

*Chú ý: 

- Thức ăn loại vỏ cứng rất nhiều vị tương ngọt, khi nấu không nên cho thêm mì chính, cũng không nên cho nhiều muối để tránh mất vị ngon. 

- Thức ăn loại vỏ cứng phải rửa sạch và bỏ hết ruột, bùn cát... Phải nấu chín kỹ để tránh truyền nhiễm bệnh viêm gan. Những người có bệnh hàn lạnh không nên ăn nhiều.

Tảo đỏ 

Tảo đỏ là một loại thực vật, sinh trưởng trên những nham thạch ở chỗ biển nông, có những màu sắc khác nhau như tím đỏ, tím xanh và tím đen, nhưng sau khi phơi khô đều có màu tím đỏ nên gọi là tảo đỏ. Loại tảo này ăn được. 

* Công dụng: 

Tảo đỏ mùi vị thơm ngon, dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là hàm lượng iốt rất cao, cho nên thời cổ đại, người ta vẫn dùng để chữa bệnh bướu cổ do thiếu iốt gây ra, hiện nay người ta gọi là bệnh sưng tuyến giáp trạng. Do tảo đỏ có công năng làm mềm những chỗ đóng cục cứng cho nên những người bị nổi u khác cũng dùng tảo đỏ để ăn. 

Trong tảo đỏ chứa nhiều canxi, sắt, nó không chỉ là thức ăn chữa thiếu máu cho phụ nữ và trẻ nhỏ, mà còn thúc đẩy sự phát triển xương răng ở trẻ nhỏ và bảo vệ xương ở người già. 

Trong tảo đỏ còn chứa thành phần choline, có thể tăng cường trí nhớ. 

Do có chứa một lượng nhất định về mannose alcohol cho nên nó là một loại thuốc lợi tiểu, là thức ăn hỗ trợ điều trị phù nề. 

* Những người dùng hợp lý: 

- Phù hợp cho tất cả mọi người, trừ những người đau bụng, phân lỏng. 

- Thích hợp hơn với những người tê phù, bệnh phổi giai đoạn đầu, sưng tuyến giáp trạng, bệnh máu…

* Lượng dùng: Mỗi lần 15g. 

* Chú ý: 

- Để loại sạch chất bẩn, chất độc, trước khi sử dụng phải dùng nước sạch ngâm và thay nước 1 - 2 lần. 

- Những người đường tiêu hoá kém thì nên ăn ít, những người đau bụng phân xấu thì không nên ăn.

Rau câu (rong biển) 

Rau câu còn gọi là "rau trường thọ", chứa nhiều iốt. Về mặt giá trị dinh dưỡng thì rau câu là một thức ăn rất tốt cho sức khỏe. 

* Công dụng: 

Iốt trong rau câu rất phong phú, nó là nguyên liệu chủ yếu để hợp thành thyroxine trong cơ thể. Tóc đen bóng là do có tác dụng phát huy của thyroxime. Vì vậy ăn rau câu thường xuyên sẽ làm cho tóc đen bóng mượt mà. 

Iốt có thể kích thích thuỳ não làm cho mức hormon sinh dục nữ trong cơ thể giảm, khôi phục công năng bình thường của buồng trứng, điều chỉnh nội tiết cân bằng, loại bỏ nguy hại cho tuyến vú. Nguyên tố canxi phong phú có thể giảm sự hấp thu cholesterol, giảm huyết áp. 

* Những người cần dùng: 

Tất cả mọi người đều ăn được. 

* Lượng dùng: 

Mỗi bữa 15 - 20g là hợp lý. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú mỗi ngày không quá 20g. 

* Chú ý: 

- Do hiện nay toàn cầu bị ô nhiễm nước cho nên trong rau câu rất có thể có chất độc hại như arsen (thạch tín), cho nên trước khi chế biến phải ngâm nước sạch 2 - 3 tiếng đồng hồ, thay nước 1 - 2 lần. Nhưng không nên ngâm thời gian quá lâu, nhiều nhất không quá 6 tiếng để tránh mất chất dinh dưỡng quá nhiều. 

- Sau khi ăn rau câu không nên uống trà ngay, cũng không nên ăn ngay trái cây chua. Những người bị bướu cổ không nên ăn rau câu. 

- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn nhiều rau câu. Vì iốt có thể theo máu vào thai, vào sữa, gây chứng giảm năng tuyến giáp trạng ở thai nhi hoặc trẻ nhỏ.

Rau hoa đá

Rau hoa đá là một loại tảo đỏ, nó trong suốt giống như chất keo đông, giòn, non, có thể trộn nộm cũng có thể chế biến thành bột nộm. 

Rau hoa đá còn là nguyên liệu chủ yếu để chiết xuất keo rau câu (thạch). Thạch là loại keo thực vật rất quan trọng, có thể tan trong nước nóng, thường dùng để ăn lạnh cho mát. 

* Công dụng: 

Rau hoa đá chứa nhiều chất khoáng và vitamin có tác dụng hạ huyết áp, chất tinh bột trong rau là chất mỡ sunphat có công năng giảm mỡ, có tác dụng điều trị huyết áp cao, mỡ máu cao. 

Đông y cho rằng rau hoa đá có thể làm sạch phổi, tiêu đờm, bổ âm hạ hoả, cầm máu, giải nhiệt.

Ăn thạch thường xuyên, nó có thể hút nước trong đường ruột, làm cho ruột phình to lên, tăng lượng phân kích thích vào màng ruột, làm cho dễ đại tiện, cho nên những người hay bị táo bón có thể ăn thêm một chút rau hoa đá. 

* Những người dùng hợp lý: Người khoẻ mạnh bình thường đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi lần khoảng 30g. 

* Chú ý: Trước khi ăn rau hoa đá phải chần qua nước sôi, nhưng không được đun lâu quá, nếu không rau sẽ tan ra mất. 

Khi trộn nộm có thể cho thêm 1 chút gừng hoặc nước gừng để giảm bớt tính hàn lạnh. 

Những người tỳ vị hàn lạnh, thận yếu dương suy khi ăn phải cẩn thận.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...