Vitamin và khoáng chất trong Táo - Lê - Đào - Hạnh và hạnh nhân
Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.
Táo
Táo có dinh dưỡng rất phong phú, là một trong những loại hoa quả được mọi người ưa chuộng. Giá trị dinh dưỡng và giá trị chữa bệnh của táo đều rất cao. Rất nhiều người Mỹ luôn mang theo táo bên mình, mỗi ngày ăn 1 quả.
* Công dụng:
Vitamin C trong táo là thần hộ mệnh của huyết quản tim, là nguyên tố bảo vệ sức khoẻ cho bệnh nhân bệnh tim.
Những người ăn táo tương đối nhiều thì tỷ lệ bị cảm cúm thấp hơn mấy lần so với những người ăn ít hoặc không ăn táo, cho nên có nhà khoa học và bác sĩ gọi táo là "bác sĩ đa khoa". Hiện nay, không khí ô nhiễm tương đối nặng, ăn nhiều táo có thể cải thiện được công năng phổi và hệ thống hô hấp, bảo vệ phổi tránh khỏi bị ảnh hưởng của ô nhiễm và khói bụi.
Chất keo (pectin) và nguyên tố vi lượng crom trong táo có thể giữ đường huyết ổn định, cho nên táo không chỉ là món ăn vặt của bệnh nhân tiểu đường mà còn là trái cây không thể thiếu được đối với tất cả những người muốn khống chế mức đường huyết. Và nó còn giảm được cholesterol rất rõ rệt.
Táo còn có thể phòng ung thư, đề phòng ngộ độc chì.
Đông y cho rằng: táo bổ phổi, bổ tỳ vị, dưỡng khí bổ tim, giải nhiệt, giải rượu...
* Những người dùng hợp lý:
Rất thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, người già và người bệnh.
Hiện nay, nhịp sống ở thành phố rất căng thẳng, cán bộ công chức bị áp lực công việc và cuộc sống rất lớn, lúc này cầm quả táo trên tay ngửi rồi ăn, có lẽ sẽ làm giảm căng thẳng, đầu óc sẽ tỉnh táo hơn. Phụ nữ mới mang thai, mỗi ngày ăn 1 quả táo sẽ giảm bớt phản ứng thai nghén.
* Lượng dùng:
- Mỗi ngày ăn 1 - 2 quả táo.
- Nam giới ăn táo phải nhiều hơn nữ, vì táo có tác dụng giảm cholesterol.
* Chú ý:
- Dinh dưỡng trong táo rất phong phú. Khi ăn táo phải ăn chậm nhai kỹ, như vậy không chỉ có lợi cho tiêu hoá mà còn giảm bệnh tật.
- Không nên ăn táo trước khi ăn cơm, để tránh ảnh hưởng đến ăn uống và tiêu hoá bình thường. Táo chứa nhiều đường và muối kali, những người viêm thận và bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều.
Lê
Lê ngọt, nhiều nước, rất ngon, có người gọi lê là "nước khoáng thiên nhiên".
* Công dụng:
- Lê tính hàn, có tác dụng bổ tim nhuận phổi, có hiệu quả trong việc điều trị lao phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp và các triệu chứng của bệnh như: khô họng, ngứa đau họng, khản tiếng, ho đờm...
- Lê có tác dụng hạ huyết áp, bổ âm thanh nhiệt. Những bệnh nhân bị huyết áp cao, bệnh tim, viêm gan, xơ gan ăn lê thường xuyên sẽ rất tốt.
- Lê có thể tăng sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hoá, lợi tiểu, nhuận tràng, giải nhiệt, có thể dùng để bổ sung nước và dinh dưỡng khi sốt cao.
- Lê đun chín có thể giúp thận thải axit uric đề phòng bệnh gút, bệnh phong thấp và bệnh viêm khớp...
- Lê có công dụng giải độc, giải rượu, khi khí hậu khô hanh mùa đông, mọi người cảm thấy da khô ngứa, có lúc lại còn ho khan có ít đờm, mỗi ngày ăn 1 - 2 quả lê sẽ rất tốt cho sức khỏe. - Lê có tác dụng hạ hỏa nhanh. Những người làm nghề phát thanh, diễn viên ăn lê đun chín thường xuyên sẽ tăng nước bọt trong miệng, có tác dụng bảo vệ và dưỡng giọng (họng).
* Những người dùng thích hợp:
Tất cả mọi người đều có thể ăn được. Đặc biệt thích hợp với những người viêm gan, xơ gan, công năng thận yếu...
* Lượng dùng: Mỗi ngày ăn 1 quả.
* Chú ý:
- Lê có tính hàn, cho nên không nên ăn quá nhiều trong một lần.
- Những người tỳ vị yếu, hay sốt nóng không nên ăn lê sống, có thể thái thành lát sắc uống.
Đào
Đào vẫn được coi là tượng trưng cho phúc thọ cát tường. Trong dân gian vẫn có câu "đào thọ", "đào tiên". Đào có hình dáng, màu sắc đẹp, chất thơm ngon, ngọt. Đào có dinh dưỡng phong phú.
Đào chứa nhiều loại vitamin, axit tactric, canxi, phốt pho... hàm lượng sắt cao hơn táo 4 - 6 lần. Đào bổ khí huyết, bổ âm. Dùng thích hợp với những người mới khỏi ốm khí huyết suy yếu, da vàng gầy còm, tim đập mạnh, thở ngắn...
Hàm lượng sắt trong đào tương đối cao, là thức ăn trợ giúp cho bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt. Đào chứa nhiều kali, ít natri, phù hợp cho bệnh nhân tê phù.
Nhân đào có tác dụng hoạt huyết, nhuận tràng, có thể dùng để trợ giúp điều trị tắc kinh, bị thương do trượt ngã... Nhân đào có chất chống đông máu và có thể chữa ho. Đồng thời còn làm cho huyết áp hạ.
* Những người dùng thích hợp:
Tất cả mọi người đều có thể ăn được.
* Lượng dùng:
Mỗi lần 1 quả.
* Chú ý:
- Đào chưa chín, quả đào bị dập nát không nên ăn.
- Những người bị đường ruột kém, người già và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều.
- Bệnh nhân bệnh tiểu đường khi ăn phải thận trọng.
Hạnh và hạnh nhân
Hạnh và hạnh nhân còn gọi là quả mơ và hạt mơ đều chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ruột hạnh vàng mịn, mềm, thơm phức, chua ngọt nhiều nước. Loại quả này có nhiều ở Trung Quốc vào mùa hè. Có thể ăn sống, cũng có gia công chế biến thành quả khô khi quả chưa chín.
Có hai loại hạnh: đắng và ngọt, loại quả ngọt thì có thể ăn vào lúc nhàn rỗi, loại quả hơi đắng thì có thể làm thuốc và hơi độc, không nên ăn nhiều.
* Công dụng:
Trong quả chưa chín chứa tương đối nhiều flavones. Flavones có tác dụng đề phòng bệnh tim và bệnh tắc nghẽn cơ tim. vì vậy ăn hạnh nhân khô thường xuyên sẽ rất tốt với người bệnh tim.
Hạnh là loại quả chứa nhiều vitamin B17, mà vitamin B17 lại là chất chống ung thư rất hữu hiệu, nó không chỉ có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư mà còn không có độc hại gì với những tế bào khỏe mạnh bình thường. Phigi ở Nam Thái Bình Dương là "một nước không bị ung thư" duy nhất trên thế giới. Nước này sản xuất ra rất nhiều hạnh, mọi người đều rất thích ăn. Theo điều tra, nước này chưa hề có ai bị chết vì ung thư, hơn nữa tuổi thọ của người dân cũng rất cao, cho nên có tên gọi là "quốc gia trường thọ". Theo phân tích khoa học thì ăn hạnh thường xuyên là một trong những nguyên nhân chủ yếu để người dân Phigi không bị ung thư, sống lâu.
Hạnh nhân đắng có thể chữa ho, nhuận tràng, chữa bệnh phổi. Hạnh nhân ngọt và quả khô ăn hằng ngày thì có tác dụng bổ phổi nhất định.
Trong hạnh nhân chứa một số chất có thể giảm cholesterol trong cơ thể, mà còn giảm nguy cơ phát bệnh tim và nhiều bệnh mãn tính.
Hạnh nhân chứa vitamin E, có tác dụng làm đẹp da, giữ cho da bóng mịn.
* Những người dùng thích hợp:
Tất cả mọi người đều có thể ăn được.
Đặc biệt thích hợp với những người bị đường hô hấp. Cũng phù hợp với cả những người bị ung thư và điều trị hoá học phóng xạ sau phẫu thuật.
* Lượng dùng: Mỗi lần 3 - 5 quả (khoảng 50g).
* Chú ý: Quả xanh chưa chín không nên ăn sống.
Hạnh tuy ngon nhưng không nên ăn quá nhiều. Vì trong hạnh đắng có chất chuyển hoá sẽ làm tế bào tổ chức nghẹn tắc, người bị nặng có thể dẫn đến ngất xỉu thậm chí tử vong do chúng tác động lên trung ương thần kinh. Nhưng hạnh đã chế biến gia công, hạnh khô thì không còn chất có hại này nữa vì chúng đã bay hơi hoặc hoà tan rồi. Có thể yên tâm sử dụng.
Sản phụ, trẻ nhỏ và người bệnh đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường không nên ăn hạnh và sản phẩm của hạnh.