Vitamin và khoáng chất trong Quýt vàng - Lựu - Na - Kỷ tử

Vitamin và khoáng chất trong Quýt vàng - Lựu - Na - Kỷ tử

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng  β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.

Quýt vàng

Quýt vàng có vỏ màu vàng, vỏ mỏng ruột mềm, nước nhiều, thơm ngọt. Vỏ khó bóc, rửa sạch có thể ăn cả vỏ. Quýt vàng có dầu bay hơi rất đặc biệt, mùi thơm này khiến cho người ta tỉnh táo dễ chịu. Đây là một loại quả rất đặc sắc. Loại quýt này có nhiều ở Trung Quốc.

* Công dụng:

Quýt vàng có thể đề phòng vỡ mạch máu, giảm tính giòn và tính thẩm thấu của mao mạch, giảm xơ cứng động mạch và có thể điều hòa huyết áp. Những người bị huyết áp cao, xơ cứng động mạch và bệnh tim nên ăn thường xuyên sẽ rất tốt.

Mùi thơm của quýt làm cho người sảng khoái, có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu hóa thức ăn, tiêu đờm, dưỡng họng, tỉnh rượu, là loại thuốc để chữa đầy bụng, ho nhiều đờm, đau họng...

Ăn quýt thường xuyên còn có thể tăng cường khả năng chống lạnh cho cơ thể, phòng chữa cảm.

* Những người dùng thích hợp: Người bình thường có thể ăn được. Thích hợp hơn đối với người già và trung niên.

* Lượng dùng: Mỗi lần khoảng 5 quả.

* Chú ý: Rất nhiều chất dinh dưỡng tập trung trong vỏ quýt, vì vậy khi ăn nên ăn cả vỏ.

Quýt ngâm với đường hoặc mật ong sẽ trở thành vị thuốc chữa bệnh rất tốt.

Quýt nóng nên những người bị nhiệt ở miệng lưỡi không nên ăn. Bệnh nhân tiểu đường phải kiêng ăn.

Lựu

Lựu có nhiều loại khác nhau. Khi chín lựu có vỏ màu hồng hoặc màu phấn hồng, thường nứt ra, lộ ra những hạt trắng trong như những hạt đá ngọc, vị chua ngọt, nước nhiều; tuy ăn rất phiền phức nhưng lại ngon tuyệt vời. Do màu sắc tươi rói, hạt nhiều căng tròn cho nên thường được dùng làm trái cây chúc hỉ, tượng trưng cho nhiều con nhiều phúc, con cháu đầy nhà.

* Công dụng:

Có công trình nghiên cứu đã cho thấy, nếu mỗi ngày uống 60 - 80g nước lựu liên tục trong 2 tuần thì quá trình oxy hóa sẽ giảm 40% và có thể giảm bớt cholesterol oxy hóa đã bị tích đọng. Nếu ngừng uống thì hiệu quả này vẫn kéo dài thêm một tháng nữa.

Nước lựu có hiệu quả đặc biệt trong việc chống bệnh tim, là nước quả chống oxy hóa hiệu quả hơn rượu vang, nước cà chua và vitamin E.

Lựu có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn cho nên lựu là loại thuốc rất tốt để chữa ỉa chảy, xuất huyết.

Nước lựu còn có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa ung thư.

* Những người dùng thích hợp:

Là loại trái cây thích hợp với tất cả mọi người.

* Lượng dùng: Mỗi lần 1 quả (khoảng 40g).

* Chú ý:

Phải cẩn thận không để nước lựu dính dây bẩn vào quần áo rất khó giặt sạch.

Ăn nhiều lựu sẽ hại răng.

Lựu nhiều đường và có tác dụng co cứng cho nên những người bị cảm, viêm cấp tính, táo bón khi ăn phải cẩn thận, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn.

Na

Na có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Ấn Độ. Na có hình tròn và hình quả cân, vỏ màu xanh nhạt, có vỏ dạng váy cá lồi lên, ruột trắng mềm, hơi dính, vị ngọt hơi chua và thơm mát, cho vào miệng là mềm tan, có nhiều hạt. Na ngon thì ruột dày, hạt nhỏ, ăn vào có cảm giác dai ngọt, có mùi thơm mát đặc biệt. Na là một loại trái cây quý. Người Nhật Bản cho rằng na là một loại trái cây có hàm lượng vitamin cao nhất trên thế giới.

* Công dụng:

Trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở nước ngoài, thì na là một loại hoa quả không thể thiếu. Na có thể bổ sung vitamin C kịp thời cho cơ thể, để tránh bệnh tật do thiếu vitamin C.

Na có tác dụng giảm huyết áp, ở các nước người ta còn dùng na để chữa bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường ăn na thường xuyên sẽ giảm được bệnh rõ rệt.

Hàm lượng cellulose trong na tương đối cao, có thể thúc đẩy ruột nhu động, thải hết chất cặn đọng trong ruột. Na còn là loại trái cây chống oxy hóa tốt nhất, có thể chống lão hóa cho da, làm cho da trắng đẹp.

* Những người dùng thích hợp:

- Tất cả mọi người đều có thể ăn được.

- Na tuy chứa các loại đường nhưng lại ảnh hưởng đến đường huyết rất ít cho nên bệnh nhân tiểu đường không phải kiêng ăn.

* Lượng dùng: Mỗi lần 1 quả (khoảng 60g).

* Chú ý: Na ngon, ăn không bị "bốc hỏa" như vải. Na chứa nhiều tanin vì vậy không nên ăn cùng với thức ăn đạm cao và sữa để tránh sinh ra chất khó tiêu hóa.

Kỷ tử (cẩu kỷ tử)

Kỷ tử vừa dùng để ăn vừa dùng làm thuốc Đông y. Từ xưa đến nay, kỷ tử là loại hàng cao cấp để bồi dưỡng sức khỏe, có tác dụng chống lão hóa. Mùa xuân, cành non của kỷ tử và lá non có thể dùng làm rau, chứa nhiều dinh dưỡng. Trong hạt kỷ tử có 14 loại axit amin và nhiều thành phần dinh dưỡng đặc biệt, có những công dụng khác nhau trong việc bồi dưỡng sức khỏe.

* Công dụng:

Kỷ tử chứa nhiều carotene, vitamin A, B1, B2, C và canxi, sắt, có tác dụng bảo vệ và bổ mắt, làm cho mắt sáng. Trong lịch sử y học, người ta thường dùng kỷ tử để chữa các bệnh về mắt như hoa mắt, quáng gà do gan yếu thận yếu gây ra. Kỷ tử được dùng làm nguyên liệu chính trong loại thuốc nổi tiếng của Trung Quốc là "Kỷ  cúc địa hoàng hoàn". Nhân dân thường dùng kỷ tử để chữa các bệnh mắt mãn tính.

Kỷ tử có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bổ tinh khí, bổ gan thận, chống lão hóa, giải khát, chống ung thư…

Kỷ tử có thể giảm huyết áp, giảm mỡ máu, chống xơ cứng động mạch, bảo vệ gan, chống gan mỡ và thúc đẩy tế bào gan tái sinh.

* Những người dùng thích hợp:

Phù hợp với tất cả mọi người. Thích hợp hơn với những người mắt kém, người già.

* Lượng dùng: Mỗi ngày khoảng 100g.

Chú ý: 

- Kỷ tử có mùi rượu là đã bị biến chất, không nên dùng nửa.

- Kỷ tử có thể dùng quanh năm, mùa đông thì nên nấu cháo, mùa hè thì nên hãm trà uống. Ký tử ăn quá nhiều sẽ bị : "bốc hỏa". Kỷ tử chất nóng, không nên ăn cùng với nhãn, táo...

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...