Vitamin và khoáng chất trong Muối - Đường trắng - Bột ngọt - Giấm

Vitamin và khoáng chất trong Muối - Đường trắng - Bột ngọt - Giấm

Gia vị thực vật thiên nhiên như quế, ớt, hồi đều có mùi thơm cay, nồng, có thể làm tăng thêm mùi thơm vị tươi cho thức ăn, khử mùi tanh hôi, tăng cường khẩu vị.

Trong cuộc sống, tuy gia vị chỉ được dùng với số lượng không nhiều nhưng lại chứa một lượng nhất định về nguyên tố khoáng chất và vitamin, có thể bổ sung thêm cho các thức ăn chính như thịt và rau, có tác dụng cân bằng dinh dưỡng. Dầu mỡ là một loại rất quan trọng trong đồ gia vị, nó không chỉ có thể điều hòa các loại mùi vị, mà còn làm cho thức ăn tránh bị xào cháy quá sớm, là thứ không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày. Trong dầu mỡ còn chứa các chất dinh dưỡng như vitamin E và axit béo, là nguồn thức ăn quan trọng để đề phòng bệnh về mạch máu tim, não. Đồ gia vị loại đã chế biến có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, tăng thêm vị tươi, khử mùi tanh hôi, thay đổi khẩu vị, tăng thêm màu sắc và cân bằng axit - bazơ.

Muối

 

Muối có vị mặn, là gia vị dùng nhiều nhất, có thể nói muối là vị cơ bản, không thể thiếu được trong các bữa ăn của mọi người.

* Công dụng:

Muối ăn có thể giảm béo ngậy, làm cho thức ăn tươi ngon, khử mùi hôi tanh, làm cho thức ăn giữ được vị chính.

Nước muối có tác dụng diệt trùng, giữ tươi chống hỏng. Dùng để rửa sạch vết thương, phòng chống viêm nhiễm, rắc ít muối lên trên thức ăn có thể giữ được tươi trong thời gian ngắn, dùng để ướp thức ăn để chống biến chất.

Nước muối có thể rửa sạch được chất sừng và cáu bẩn trên da, làm cho da mịn, đẹp, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa của da trên khắp người, chữa một số bệnh về da, có tác dụng tự bảo vệ sức khỏe tương đối tốt.

* Những người dùng thích hợp:

Tất cả mọi người đều có thể ăn được.

* Lượng dùng: Người khỏe mạnh bình thường mỗi ngày không quá 10g.

* Chú ý:

Do muối hiện nay có pha thêm các nguyên tố dinh dưỡng như Iốt, kẽm hoặc selen, cho nên khi nấu nướng thức ăn chín sắp tắt bếp mới cho vào để tránh những chất dinh dưỡng này gặp nhiệt bốc hơi. Lúc bình thường phải để muối ở chỗ râm, tránh nắng, đậy kín.

Khi chế biến các món ăn như gà, cá, chỉ cho ít muối bởi vì những thức ăn này đã có natri glutamine tươi, bản thân nó đã có vị mặn rồi.

Nếu ăn quá nhiều muối trong một thời gian dài dễ gây ra bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, tắc nghẽn cơ tim, xuất huyết não, bệnh thận và bệnh đục thủy tinh thể. Trẻ nhỏ không nên ăn muối quá nhiều.

Tuy ăn nhiều muối có hại cho sức khỏe, ăn uống nên thanh đạm, nhưng không phải ăn muối càng ít càng tốt đâu.

Đường trắng (đường đỏ, đường phèn)

 

Đường cũng là một trong những gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày của mọi người. Đường có mấy loại chính sau: đường trắng, đường đỏ, đường phèn...Chúng đều được chiết xuất từ mía và rau ngọt đều thuộc đường sucrose. Đường trắng mịn tinh khiết, đường đỏ có nhiều tạp chất, đường phèn là loại đường kết tinh.

* Công dụng:

Ăn đường trắng hợp lý sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi, nhưng ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi.

Đường phèn dưỡng âm, nhuận phổi, chống ho, có tác dụng chữa phổi nóng ho nhiều, ho khan không đờm và ho khạc ra máu...

Đường đỏ tuy có tạp chất nhưng lại giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Nó có tác dụng ích khí, bổ huyết, trợ tỳ, tiêu hóa thức ăn và còn có tác dụng chống lạnh, chống đau. Cho nên phụ nữ bị đau bụng kinh hoặc sau khi đề uống một chút nước đường đỏ sẽ có hiệu quả rõ rệt. Đường đỏ có tác dụng bồi bổ, hỗ trợ điều trị cho những người già ốm yếu nhất là những người bị bệnh nặng. Ngoài ra đường đỏ còn có tác dụng nhất định trong việc chữa xơ cứng động mạch và không sợ sinh ra bệnh sâu răng.

* Những người dùng thích hợp:

Trừ người bị tiểu đường ra, còn tất cả mọi người đều ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi ngày không quá 30g.

* Chú ý: Sau khi ăn đường phải súc miệng hoặc đánh răng ngay để tránh bị sâu răng.

Đường để lâu ngày không nên ăn sống, phải đun sôi rồi mới ăn. Không nên ăn nhiều. Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn đường.

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều đường trắng. Sản phụ nên dùng đường đỏ, nhưng không nên để quá lâu, thường nửa tháng là tốt nhất.

Người già nóng trong không nên ăn nhiều.

Bột ngọt (bột gà)

 

Bột ngọt là đồ gia vị hiện đại chế biến từ lương thực bằng phương pháp lên men vi sinh vật, thành phần chủ yếu là natri glutamat. Nó vừa tăng sự ham thích ăn uống của mọi người lại vừa cung cấp chất dinh dưỡng nhất định. Bột gà là chế biến từ thịt gà, xương gà, ngoài natri glutamat ra nó còn chứa các loại axit amin.

* Công dụng: Bổ sung axit amin cho cơ thể, có lợi cho việc tăng cường và duy trì công năng của não.

Vì nó có vị tươi tương đối tốt cho nén kích thích ăn uống.

* Những người dùng thích hợp: Người lớn bình thường đều có thể ăn được.

* Lượng dùng: Chưa có kết luận cụ thể. Nhưng có nước quy định mỗi ngày ăn không quá 120 mg/1kg trọng lượng cơ thể.

* Chú ý: Bột ngọt tốt nhất là cho vào khi sắp bắc nồi ra khỏi bếp.

Nếu thức ăn phải cho thêm bột thì bột ngọt cho vào trước khi cho thêm bột.

Khi nấu nướng thức ăn chứa kiềm (bazơ) không nên cho bột ngọt để tránh sinh ra mùi vị không tốt, rau có vị ngọt chua cũng không nên cho bột ngọt.

Không nên ăn nhiều bột ngọt.

Những thức ăn chế biến từ thịt gà, trứng gà, thủy sản không cần cho thêm bột ngọt.

Cấm không được nấu nướng bột ngọt ở nhiệt độ cao nếu không sẽ sinh ra chất gây ung thư.

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều mì chính, vì mì chính có thể dẫn đến thai dị dạng thiếu hụt. Người già và trẻ nhỏ cũng không nên ăn nhiều.

Những người bị huyết áp cao nếu ăn mì chính quá nhiều sẽ làm cho huyết áp cao hơn, cho nên người bị huyết áp cao không những phải hạn chế ăn uống mà còn phải hạn chế ăn bột ngọt.

Giấm

 

Giấm là đồ gia vị ở trạng thái rỗng có mùi vị chua, lên men, giấm có rất nhiều loại, trong đó có giấm gạo là tốt nhất.

* Công dụng:

- Khi nấu nướng thức ăn cho thêm chút giấm sẽ làm tăng mùi vị tươi, ngọt, thơm ngon. Khi xào nấu thức ăn cho thêm chút giấm không chỉ làm cho thức ăn giòn mềm ngon miệng mà còn khử mùi tanh hôi, và còn giữ được các chất dinh dưỡng. Giấm còn có tác dụng làm cho xương gà, xương cá mềm ra, thúc đẩy việc hấp thu canxi.

- Giấm có thể khai vị, thúc đẩy nước bọt và dịch vị tiết ra, giúp cho tiêu hóa, hấp thu, kích thích ăn uống.

- Giấm có tác dụng diệt khuẩn và hạn chế vi khuẩn rất tốt, có thể đề phòng được bệnh đường ruột, bệnh cảm cúm và bệnh đường hô hấp.

- Giấm có thể làm mềm mạch máu, giảm cholesterol, là phương thuốc rất tốt cho bệnh nhân bệnh máu tim như huyết áp cao.

- Giấm có tác dụng bảo vệ da, tóc. Y học cổ đại Trung Quốc đã dùng giấm làm thuốc giấm có tác dụng mọc tóc, làm đẹp da, hạ huyết áp và giảm béo.

- Giấm có thể chữa mệt mỏi, chữa mất ngủ và giảm say tàu xe.

- Giấm còn có thể làm giảm nồng độ cồn trong máu và đường ruột, có tác dụng giải rượu.

* Những người dùng thích hợp: Tất cả mọi người đều có thể ăn được.

* Lượng dùng: Mỗi lần 5 - 20ml. 

* Chú ý: Sau khi ăn những thức ăn có nhiều giấm phải súc miệng ngay để bảo vệ răng.

Khi đang uống thuốc kháng sinh, sunphamit, thuốc có tính kiểm, thuốc đông y thì không nên ăn giấm. Những người bị viêm loét dạ dày và dịch vị quá nhiều thì không nên ăn giấm, nếu không bệnh sẽ nặng hơn.

Ăn quá nhiều giấm sẽ mất canxi.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...