Vitamin và khoáng chất trong Mận - Nho - Chuối - Dâu tây

Vitamin và khoáng chất trong Mận - Nho - Chuối - Dâu tây

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng  β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.

Mận 

 

Mận căng tròn, hình dáng đẹp, vị ngon ngọt. Là một loại trái cây được mọi người yêu thích. Mận vừa có thể ăn tươi, vừa có thể làm mứt, đóng hộp…

* Công dụng: 

Mận có tác dụng bồi dưỡng rất tốt cho bệnh gan. Vitamin B12 trong mận có thể thúc đẩy hồng cầu (hemoglobin) tái sinh. Người thiếu máu ăn mận sẽ tốt cho sức khỏe. 

Mận có tác dụng làm đẹp da, ăn mận tươi thường xuyên sẽ làm cho da trắng sáng. Rượu mận còn được gọi là "rượu mỹ phẩm". 

Đông y cho rằng: Mận chua ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ gan, lợi tiểu. Phù hợp để chữa các triệu chứng âm vị kém, miệng khát cổ khô, đầy bụng, tiểu tiện kém. 

* Những người dùng hợp lý: 

Người bình thường đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi lần 4 - 8 quả (khoảng 60g). 

* Chú ý: 

Mận chưa chín không nên ăn. Không nên ăn nhiều. Mận chứa nhiều axit, ăn nhiều quá dễ đau dạ dày, dễ gây viêm. Những người tỳ vị suy yếu không nên ăn.

Nho 

 

Nho đã có lịch sử hơn 2 nghìn năm, có nguồn gốc từ Tây  u. Lượng đường trong nho chiếm tới 8% - 10%. Ngoài ra, nho còn chứa nhiều chất khoáng, vitamin và nhiều chất có công năng sinh lý. Lượng kali trong nho tương đốì phong phú. 

* Công dụng: 

Đường trong nho dễ được cơ thể hấp thu. Đường trong nho chủ yếu là glucose, có thể được cơ thể hấp thu nhanh chóng, đặc biệt là khi cơ thể xuất hiện đường huyết thấp, nếu kịp thời uống nước nho thì sẽ đỡ nhanh chóng. 

Các nhà khoa học của Pháp nghiên cứu đã phát hiện thấy: nho tốt hơn aspirin trong việc ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu, giảm cholesterol trong huyết thanh, giảm khả năng đông tụ máu, phòng chống các bệnh về mạch máu tim. 

Trong nho có một nguyên tố vi lượng chống ung thư, có thể phòng chống tế bào khỏe mạnh bị ung thư, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển lan rộng. Nước nho có thể giúp các cơ quan cấy ghép phẫu thuật giảm phản ứng xô lệch, hồi phục nhanh chóng.

Flavones trong nho là một chất chống oxy rất mạnh, có thể chốg suy lão và có thể loại bỏ các nhóm tự do trong cơ thể. 

Đông y cho rằng: nho vị ngọt, bổ gan thận, tăng cường gân cốt, bổ khí huyết, lợi tiểu, có thể dùng hỗ trợ điều trị cho những người khí huyết kém, phù nề, tiểu kém.

* Những người dùng thích hợp: 

- Người bình thường đều có thể ăn được. Những người thiếu máu, huyết áp cao, phù, suy nhược thần kinh, mệt mỏi nên ăn nhiều. 

- Nho khô chứa đường và sắt tương đối nhiều thích hợp hơn với trẻ nhỏ, phụ nữ và những người ốm yếu thiếu máu. 

* Lượng dùng: Mỗi ngày l00g. 

* Chú ý: 

- Sau khi ăn nho không nên uống nước ngay, nếu không dễ bị đau bụng ỉa chảy. 

- Ăn nho cố gắng ăn cả vỏ, vì rất nhiều chất dinh dưỡng có trong vỏ. Công dụng của nước nho và vỏ nho chưa biết cái nào đã tốt hơn, vì vậy ăn nho nên ăn cả vỏ. 

- Do hàm lượng đường trong vỏ nho cao cho nên bệnh nhân tiểu đường nên chú ý kiêng ăn nho. 

- Sau khi ăn nho phải cách 4 tiếng đồng hồ hãy ăn thủy sản, để tránh vitamin trong nho kết hợp với canxi trong thủy sản hình thành chất khó hấp thu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chuối 

 

Chuối là một loại trái cây được mọi người rất ưa thích, trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới. 

Người Châu  u rất thích ăn chuối. Chuối là thức ăn giảm béo cho những người béo phì. Chuối còn được gọi là "quả trí tuệ", truyền thuyết nói rằng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ăn chuối nên giành được trí tuệ. Chuối dinh dưỡng cao, nhiệt lượng thấp và còn chứa phốt pho, "loại muối trí tuệ", và chứa nhiều protein, đường, kali, vitamin A và C, đồng thời cellulose cũng nhiều, là thức ăn có dinh dưỡng tương đối tốt. 

*Công dụng: 

Các nhà khoa học Hà Lan nghiên cứu cho rằng chuối là loại hoa quả có tiêu chuẩn dinh dưỡng phù hợp nhất để tăng thêm sự tươi trẻ trên nét mặt. Chuối chứa axit pantothenic, là hormon gây hưng phấn vui vẻ cho con người, có thể giảm áp lực tâm lý, giải sầu, khiến cho con người ta vui vẻ. Trước khi ngủ ăn chuối sẽ có tác dụng an thần. Chuối có thể đề phòng được xuất huyết não và huyết áp cao, có tác dụng giảm huyết áp và bảo vệ mạch máu. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh: ăn chuối liên tục trong một tuần, mỗi ngày hai quả có thể làm cho huyết áp hạ 1%. Nếu mỗi ngày ăn 5 quả thì hiệu quả giảm huyết áp sẽ bằng 50% của thuốc hạ huyết áp. 

Chuối chứa nhiều vitamin A, có thể bảo vệ da và giữ cho da không bị nhăn và còn làm cho da nhẵn, mịn. 

Trong cuộc sống bận rộn, số người phải sử dụng thức ăn và thuốc uống để bổ sung cho việc ăn uống mất cân đối ngày càng nhiều. Chuối gần như chứa đủ các loại vitamin và chất khoáng, hàm lượng cellulose cũng rất phong phú mà nhiệt lượng lại thấp. Vì vậy, chuối trở thành thức ăn giảm béo rất tốt, là loại trái cây được các bà ưa thích. 

Chuối còn có tác dụng nhuận tràng, nhuận phổi, chữa ho, thanh nhiệt, giải độc, tiêu hóa tốt. Ăn chuối thường xuyên sẽ bổ não. 

* Những người dùng thích hợp: Mọi người đều nên ăn, rất thích hợp với người giảm béo. 

* Lượng dùng

Mỗi ngày 1 - 2 quả.

* Chú ý: 

- Chuối dễ bị thâm do va chạm xây xát, dễ bị nẫu do vi khuẩn trong nhiệt độ thường, nên bỏ đi những quả bị nẫu. 

- Người già khi ăn chuối không nên nuốt vội để tránh bị nghẹn. 

- Không nên cất chuối vào tủ lạnh, nên giữ tươi ở nhiệt độ 12 - 13 độ C, nhiệt độ thấp quá cũng làm hỏng chuối. 

- Những người đau dạ dày không nên ăn chuối. Những người tiêu hóa kém, ỉa chảy nên ăn ít.

Dâu tây 

 

Dâu tây nhìn dáng rất đẹp, giống hình trái tim, tươi đỏ, nhiều nước, chua ngọt rất ngon miệng, thơm phức. Là loại quả có màu sắc, hương thơm, vị ngọt hài hòa. Có người còn gọi dâu tây là "Hoàng hậu trong trái cây". 

* Công dụng: 

Các chất dinh dưỡng trong dâu tây dễ được cơ thể hấp thu, tiêu hóa, ăn nhiều cũng không bị lạnh hoặc bốc hỏa, là thức ăn bổ cho tất cả mọi người. 

Caroten trong dâu tây là chất quan trọng để hợp thành vitamin A, có tác dụng dưỡng gan sáng mắt. 

Dâu tây có tác dụng bồi bổ nhất định cho đường ruột và thiếu máu. Dâu tây ngoài việc có thể đề phòng bệnh hoại huyết ra, còn phòng chữa xơ cứng động mạch, bệnh vành tim. 

Dâu tây là thực vật chứa nhiều vitamin, có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu chất hóa học gây ung thư. 

Ở New York (Hoa Kỳ) đã xếp dâu tây vào trong 10 loại thức ăn làm đẹp cơ thể. Theo nghiên cứu, phụ nữ thường xuyên ăn dâu tây sẽ có tác dụng bảo vệ và làm đẹp da, tóc. Dâu tây được người Đức gọi là "quả thần kỳ". Dâu tây còn có thể giảm béo, vì nó chứa axit aspartic, có thể loại bỏ được các chất cặn trong cơ thể một cách tự nhiên. 

Đông y cho rằng: dâu tây tính lạnh vị chua có tác dụng nhuận phổi, thanh nhiệt, mát máu, bổ tỳ giải rượu. 

* Những người dùng thích hợp: 

Tất cả mọi người già trẻ gái trai đều ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi lần 10 quả.

* Chú ý: 

- Dâu tây bề mặt thô ráp khó rửa sạch. Dùng nước muối nhạt hoặc nước pha thuốc tím ngâm 10 phút để diệt khuẩn và dễ rửa được sạch. 

- Trong dâu tây có chứa tương đối nhiều oxalic canxi cho nên bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu không nên ăn quá nhiều.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...