Vitamin và khoáng chất trong Lạc

Vitamin và khoáng chất trong Lạc

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng  β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.

Lạc

Lạc là một loại thức ăn rất bổ, giúp kéo dài tuổi thọ, cho nên lạc cùng với đậu tương được gọi là "thịt thực vật". Giá trị dinh dưỡng của lạc cao hơn lương thực. Lạc có thể sánh ngang với thức ăn động vật như trứng gà, sữa bò, và các loại thịt. Lạc chứa nhiều protein và lipit, đặc biệt là hàm lượng axit béo không no rất cao, rất thích hợp để chế tạo các loại thực phẩm dinh dưỡng.

* Công dụng:

Vitamin K trong lạc có tác dụng cầm máu, tác dụng cầm máu trong vỏ hồng của lạc cao hơn nhân lạc 50 lần, có tác dụng cầm máu rất tốt cho nhiều loại bệnh xuất huyết.

Vitamin B và kẽm trong lạc có thể tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, giảm suy thoái công năng não, làm đẹp da.

Vitamin C trong lạc có thể giảm cholesterol, giúp phòng chữa xơ cứng động mạch, huyết áp cao và bệnh vành tim.

Nguyên tố vi lượng selen và một số có hoạt tính sinh vật khác có thể phòng chữa các bệnh ung thư, đồng thời cũng đề phòng và chữa xơ cứng động mạch, bệnh nghẽn mạch máu tim, não.

Lạc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phối, tiêu đờm, điều hòa khí huyết, lợi tiểu, tiêu sưng, cầm máu, tiết sữa, mát họng...

* Lượng dùng:

Mỗi ngày 80 - 100g là đủ.

* Chú ý:

- Lạc để nguyên cả vỏ để ăn cùng với táo tàu sẽ bồi dưỡng sức khỏe, lại có thể cầm máu, rất thích hợp với những bệnh nhân xuất huyết ốm yếu.

- Lạc rang chín hoặc ép dầu thì những người cơ thể nóng không nên ăn nhiều.

- Lạc hầm ăn là tốt nhất. Như vậy vừa tránh dinh dưỡng bị phá huỷ, mà lại không bị nóng nhiệt, ăn mềm, dễ tiêu hóa, người già nên ăn ít.

- Lạc chứa nhiều dầu mỡ, khi tiêu hóa cần phải tiêu hao

nhiều dịch mật, cho nên người bị bệnh mật không nên ăn.

- Lạc có thể tăng cường đông máu, dễ gây tắc mạch máu cho nên những người bị độ dính máu cao hoặc bị nghẽn mạch thì không nên ăn.

- Lạc mốc chứa nhiều chất gây ung thư không nên ăn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...