Vitamin và khoáng chất trong Khế - Anh đào - Sầu riêng - Măng cụt
Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.
Khế
Quả khế có 5 múi, vỏ khế bóng như sáp, cùi khế màu vàng tươi, giòn, mềm, nhiều nước. Khế có loại chua, loại ngọt. Khế chứa nhiều chất dinh dưỡng, có mùi thơm mát. Sau khi uống rượu, uống trà ăn vài lát khế sẽ rất thú vị và cảm thấy tỉnh táo.
* Công dụng:
Khế có thể giảm hấp thu chất béo cho cơ thể, có tác dụng giảm mỡ máu, giảm cholesterol, có tác dụng đề phòng huyết áp cao và xơ cứng động mạch, đồng thời còn bảo vệ gan và giảm đường huyết.
Hàm lượng đường, vitamin C và axit hữu cơ trong khế rất phong phú, quả nhiều nước, có thể bổ sung nước cho cơ thể một cách nhanh chóng, có thể giải khát, có thể làm cho nhiệt hoặc độc rượu trong cơ thể thải ra ngoài theo nước tiểu, giảm mệt mỏi.
Trong nước khế chứa axit oxalic, axit citric, axit malic, có thể tăng độ chua cho dịch vị, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn.
Khế chứa các thành phần bay hơi, hợp chất hóa học hoặc loại carotene, đường, axit hữu cơ và vitamin B, C, có thể chữa viêm họng, viêm loét miệng và phòng chữa đau răng.
* Những người dùng thích hợp: Thích hợp với tất cả mọi người khỏe mạnh bình thường và thích hợp hơn với những người bị bệnh máu tim và béo phì.
* Lượng dùng: Mỗi lần quả là được.
Khế lạnh cho nên những người tỳ vị yếu hay bị ỉa chảy thì nên ăn ít.
Anh đào
Anh đào là một loại quả thân gỗ bán sớm nhất trên thị trường. Nghe nói, chim vàng anh rất thích ăn những quả này nên vì thế đặt tên là anh đào. Quả tuy nhỏ như hạt trân châu nhưng màu đỏ tươi rực rỡ, long lanh, óng ánh như hạt ngọc, vị ngọt hơi chua, vừa có thể ăn tươi lại vừa có thể làm mứt hoặc dùng để trang trí, tô điểm cho các thức ăn khác, trông rất đẹp mắt.
* Công dụng:
Hàm lượng sắt trong anh đào rất cao, đứng đầu các loại quả. Ăn thường xuyên có thể bổ sung nguyên tố sắt cho cơ thể, thúc đẩy hồng cầu tái sinh, phòng chữa được thiếu máu do thiếu sắt và tăng cường thể chất, bổ não và tăng cường trí tuệ.
Anh đào có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết, chữa phong thấp, làm đẹp da, kích thích ăn uống, chữa tiêu hóa kém và đau phong thấp. Ăn thường xuyên sẽ làm cho da trắng mịn, hết vết nhăn.
* Những người dùng thích hợp: Thích hợp với tất cả những người khỏe mạnh bình thường.
* Lượng dùng: Mỗi lần 5 quả (khoảng 30g).
* Chú ý: Anh đào chứa nhiều sắt, thêm vào đó lại chứa một ít cyanogen nếu ăn quá nhiều sẽ bị trúng độc hoặc trúng độc hóa chất hydroxide. Nếu mức độ nhẹ thì có thể dùng nước mía để thanh nhiệt giải độc.
Anh đào nóng cho nên những người máu nóng hoặc ho nhiệt phải kiêng ăn.
Sầu riêng
Sầu riêng là một loại trái cây ngon nổi tiếng. Quả chín thì múi có màu vàng nhạt, dính, nhiều nước, mềm, ngậy, ăn vào sẽ có mùi pho mát cũ và mùi hành tây, mới thử thì có mùi lạ nhưng ăn tiếp thì thấy mát ngon ngọt. Sầu riêng có ở vùng nhiệt đới, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ở Thái Lan các cô gái rất thích ăn sầu riêng.
* Công dụng:
Sầu riêng chứa nhiều protein và lipit, có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể, là nguồn thức ăn cung cấp dinh dưỡng rất tốt.
Sầu riêng có mùi vị đặc biệt, mọi người có cảm giác khác nhau khi ăn sầu riêng, có người cho rằng có mùi trứng thối, có người lại cho rằng đó là mùi thơm phức. Mùi vị này có tác dụng khai vị, thúc đẩy ăn uống; cellulose trong sầu riêng có thể thúc đẩy ruột nhu động.
* Những người dùng thích hợp:
Người khỏe mạnh bình thường đều có thể ăn được. Những người mới khỏi ốm và phụ nữ sau khi sinh con có thể ăn sầu riêng để bồi dưỡng sức khỏe.
* Lượng dùng: Mỗi ngày không quá 100g.
* Chú ý: Sầu riêng chín sẽ tự nứt ra, thời gian để không được lâu, khi đã ngửi thấy mùi men rượu thì nhất định là đã bị biến chất, không nên mua.
Do ăn sầu riêng có cảm giác dính đặc, dễ bị tích lại trong đường ruột cho nên phải uống nhiều nước sôi để giúp tiêu hóa.
Sầu riêng tuy tốt nhưng không nên ăn quá nhiều lần trong một ngày, do dinh dưỡng phong phú nên khi đường ruột không hấp thu hết thì dễ bị "bốc hỏa". Nếu ăn nhiều thì chỉ cần ăn thêm mấy quả măng cụt là được.
Sầu riêng tuy chứa nhiều cellulose, nhưng trong dạ dày nó sẽ hút nước nở ra, ăn quá nhiều sẽ bị tắc ruột và sinh ra táo bón.
Sầu riêng chứa nhiệt lượng và đường tương đối cao vì vậy những người béo nên ăn ít, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn.
Sầu riêng cũng chứa kali tương đối cao, bệnh nhân bệnh tim và thận nên ít ăn.
Măng cụt
Măng cụt có ở vùng Đông Nam Á, thường phải trồng 10 năm mới có quả, do phải đòi hỏi môi trường rất khắc nghiệt cho nên loại trái cây này rất quý hiếm. Măng cụt thơm ngon, không béo, nổi tiếng giống sầu riêng.
* Công dụng:
Măng cụt có một chất đặc biệt có thể thanh nhiệt giải khát, có thể trị được chất nóng của sầu riêng. Ở Thái Lan người ta gọi sầu riêng và măng cụt là loại "quả phu thê". Nếu ăn quá nhiều sầu riêng bị bốc hỏa thì có thể ăn thêm mấy quả măng cụt để chữa.
Măng cụt chứa nhiều protein và lipit có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể, rất tốt cho những người ốm yếu, suy dinh dưỡng hoặc mới khỏi ốm.
* Những người dùng thích hợp:
- Tất cả mọi người đều ăn được.
- Thích hợp nhất với những người ốm yếu.
* Lượng dùng: Mỗi ngày 3 quả là đủ.
* Chú ý:
- Khi mua măng cụt nhất định phải chọn những quả tươi cuống xanh, quả mềm, nếu không sẽ bị mua phải những quả thối hỏng bên trong.
- Khi bóc vỏ phải chú ý không để nước của vỏ tím chảy vào bên trong múi, vì nó sẽ ảnh hưởng đến mùi vị.
- Măng cụt chứa nhiều cellulose, nhưng nó lại hút nước trong dạ dày và ruột, nếu ăn quá nhiều sẽ bị táo bón.
- Hàm lượng đường trong măng cụt tương đối cao nên những người béo nên ăn ít, bệnh nhân tiểu đường nên kiêng ăn.
- Măng cụt chứa kali tương đối cao cho nên người bệnh thận và tim nên ít ăn.