Vitamin và khoáng chất trong Hạt hướng dương - Hạt bí ngô - Hạt dưa hấu - Hạt sen
Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương cũng giống như hạt dưa, là đồ ăn vặt của những người hay cắn trắt. Hạt hướng dương không chỉ là đồ ăn vặt mà còn là nguyên liệu để chế biến bánh ga tô. Do hạt hướng dương là loại hạt thực vật, chứa nhiều dầu mỡ cho nên nó còn là nguyên liệu dùng để ép dầu rất quan trọng. Gần đây, dầu hướng dương là loại dầu được các nhà dinh dưỡng gần đây đánh giá rất cao.
* Công dụng:
Hạt hướng dương chứa nhiều sắt, kẽm, kali, magie, cho nên có tác dụng phòng tránh bệnh thiếu máu.
Hạt hướng dương là nguồn thức ăn chứa vitamin B1, và vitamin E. Mỗi ngày ăn một vốc hạt hướng dương là có thể đáp ứng được nhu cầu vitamin E trong một ngày của cơ thể. Hạt hướng dương rất tốt cho việc ổn định tỉnh thần, chống lão hóa tế bào, đề phòng bệnh ở người lớn.
Hạt hướng dương còn chữa mất ngủ, tăng cường trí nhớ, có tác dụng nhất định trong việc đề phòng ung thư, huyết áp cao và suy nhược thần kinh.
* Những người dùng thích hợp: Phù hợp với tất cả mọi người.
* Lượng dùng: Mỗi lần 80g.
* Chú ý: Cố gắng dùng tay bóc vỏ hoặc dùng máy bóc bỏ vỏ để tránh dùng răng cắn làm hại men răng.
Ăn nhiều hạt hướng dương sẽ tiêu hao nhiều nước bọt, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khoang miệng thậm chí ảnh hưởng đến tiêu hóa. Không nên ăn quá nhiều trong một lần để tránh "bốc hỏa" sinh ra viêm miệng.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô màu trắng, ăn sống, ăn chín đều được. Nó có tác dụng diệt giun và chữa bệnh tiền liệt tuyến.
* Công dụng:
Hạt bí ngô có tác dụng diệt giun sán trong cơ thể, và còn diệt được cả những ấu trùng hút máu.
Theo các nhà nghiên cứu của Hoa Kỳ, mỗi ngày ăn khoảng 50g hạt bí ngô là có thể chữa được bệnh tiền liệt tuyến. Đó là vì công năng tiết hormon của tiền liệt tuyến phải nhờ vào axit béo, mà trong hạt bí ngô lại chứa nhiều axit béo, có thể làm cho tiền liệt tuyến duy trì được chức năng rất tốt.
Thành phần hoạt tính trong hạt bí ngô có thể chữa sưng viêm tiền liệt tuyến giai đoạn đầu, đồng thời còn có tác dụng đề phòng ung thư tiền liệt tuyến.
Hạt bí ngô còn chứa nhiều axit pantothenic, chất này có thể làm giảm đau tim và giảm huyết áp.
* Những người dùng thích hợp:
- Tất cả mọi người đều có thể ăn được.
- Những người sống ở những vùng có điều kiện môi trường vệ sinh kém thì có thể ăn thường xuyên để tẩy giun.
- Đàn ông nên ăn thường xuyên.
* Lượng dùng: Mỗi lần 50g.
* Chú ý: Không nên ăn quá nhiều trong một lần, vì nếu ăn quá nhiều có thể bị đau đầu chóng mặt.
Những người máu nóng nên ăn ít không sẽ bị đầy bụng.
Hạt dưa hấu
Hạt dưa hấu là một loại đỗ ăn vặt được mọi người ưa thích, ăn lúc nhàn rỗi. Hạt dưa hấu được gia công chế biến thành hạt dưa ngũ hương, nhiều màu sắc. Hạt dưa hấu vừa ngon lại vừa bổ phổi, nhuận tràng, cầm máu, bổ dạ dày, hạ huyết áp.
* Công dụng:
Hạt dưa hấu có tác dụng mát phổi, tiêu đờm, chữa ho nhiều đờm và ho ra máu.
Hạt dưa hấu chứa nhiều chất béo, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận tràng, khi không muốn ăn (chán ăn) hoặc bị táo bón, ăn một chút hạt dưa sẽ rất tốt.
Hạt dưa hấu chứa nhiều axit béo không no, có tác dụng hạ huyết. áp cao, và đề phòng xơ cứng động mạch, là món ăn nhẹ của bệnh nhân huyết áp cao.
* Những người dùng thích hợp: Phù hợp với tất cả mọi người.
* Lượng dùng: Mỗi lần 50g.
* Chú ý: Vỏ hạt dưa hấu tương đối cứng, cắn nhiều sẽ hại răng.
Không nên cho trẻ nhỏ ăn để tránh nuốt vào khí quản sẽ rất nguy hiểm.
Ăn quá nhiều hạt dưa sẽ hại thận.
Cắn hạt dưa liên tục trong một thời gian dài sẽ tiêu hao nhiều nước bọt, dẫn đến khô miệng lưỡi, thậm chí còn bị rát lưỡi, viêm miệng.
Hạt sen
Hạt sen là loại thức ăn bổ hay gặp, có tác dụng bồi bổ rất tốt. Các gia đình thường hay dùng hạt sen để nấu chè sen, canh mộc nhĩ trắng với hạt sen hoặc dùng hạt sen để nấu. Người xưa cho rằng ăn hạt sen thường xuyên có thể trị được bệnh, vì nó vừa thơm mát vừa bổ tỳ.
* Công dụng:
Hàm lượng canxi, phốt pho và kali trong hạt sen rất phong phú, là thành phần cấu tạo nên xương răng, ngoài ra còn thúc đẩy đông máu, làm cho một số men hoạt động, duy trì truyền dẫn thần kinh, ổn định thần kinh, duy trì tính co duỗi của cơ bắp, và nhịp đập của tim.
Phốt pho phong phú còn là thành phần cấu tạo quan trọng của nhân tế bào, giúp cơ thể tiến hành chuyển hóa protein, lipit và đường, giữ cân bằng axit - bazơ, có tác dụng quan trọng trong việc hình thành tình trùng.
Hạt sen có tác dụng dưỡng tim, an thần. Người già và trung niên thường xuyên ăn sẽ có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu suất công việc và đề phòng được bệnh đờ đẫn chậm chạp do tuổi già.
Tâm sen rất đắng, nhưng lại có tác dụng bổ tim rất rõ rệt, có thể giãn các mạch máu bên ngoài giảm huyết áp. Tâm sen còn có tác dụng chữa tim nóng, có thể chữa viêm nhiệt lưỡi, giúp ngủ tốt.
Đông y cho rằng hạt sen ích tâm bổ thận, bổ tỳ, chữa ỉa chảy, bổ tỉnh, an thần.
* Những người dùng thích hợp:
Phù hợp với tất cả mọi người, nhất là người già trung niên, người ốm yếu, mất ngủ, chán ăn và người bị ung thư.
* Lượng dùng: Hạt sen mỗi lần 30 - 50 g. Tâm sen mỗi lần 3g.
* Chú ý:
- Hạt sen biến màu vàng lên mốc thì không nên ăn.
- Tâm sen đắng, nghiền nhỏ nuốt thì tốt hơn.
- Hạt sen bổ, những người bị táo bón và đầy bụng thì không nên ăn.